Trong tỉnh

Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An: UBND thị trấn Nam Đàn nên dũng cảm sửa sai

Trong số báo trước, Báo điện tử Ngày mới Online đã phản ánh việc làm "vô lý" của UBND thị trấn Nam Đàn ( huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) trong việc chỉ căn cứ vào lời chứng bằng miệng của một số người "nguyên " là cán bộ xóm, xã để làm căn cứ thu hồi ruộng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của thương binh Võ Văn An, làm cho ông An phải viết đơn kêu cứu khắp nơi…

Nguồn gốc đất của thương binh Võ Văn An

Thửa ruộng số 22 xứ đồng Khai Hoang của ông An đang bị san lấp mặt bằng.

Thực hiện Nghị định số 64/NĐCP của Chính phủ, ông Võ Văn An được cấp 3.479 m2 đất nông nghiệp gồm 11 thửa. Ngày 26/9/1995, UBND huyện Nam Đàn cấp sổ đỏ cho ông An, với tổng diện tích 4.379 m2, gồm; 899 m2 đất ở và vườn, 3.379 m2 đất sản xuất nông nghiệp. Số diện tích đất nông nghiệp trên đến năm 2002 được chuyển đổi lại còn 8 thửa, nhưng vẫn giữ nguyên diện tích 3.479 m2, trong đó có thửa số 22 tờ bản đồ số 01 với diện tích 633 m2 xứ đồng Khai Hoang. Giáp ranh thửa số 22 của ông An có; ruộng bà Trần Thị Thông 931 m2, ông Đặng Văn Chuyên 635 m2… Sau khi chuyển đổi, sản xuất được một năm, đến năm 2003, để canh tác cho tiện, ông An đã đổi ruộng xứ Khai Hoang cho ông Long.

Như vậy từ năm 2003 đến năm 2010, hai ông đã đổi ruộng cho nhau bằng miệng nhưng các khoản đóng góp nghĩa vụ cho nhà nước thì vẫn căn cứ theo diện tích và xứ đồng như khi chưa đổi. Có nghĩa là ông An vẫn đóng thuế, thủy lợi phí theo địa chỉ là số thửa 22 xứ đồng Khai Hoang. Năm 2010, xứ đồng Cây Bốm của ông Long đã đổi cho ông An, được nhà nước thu hồi để làm trụ sở Công an. Căn cứ theo nguồn gốc đất, Ban giải phóng mặt bằng huyện Nam Đàn đã đền bù tiền đất cho ông Long. Ông Long lấy tiền đền bù đất ở xứ đồng Cây Bốm, có nghĩa là ông Long không có ruộng nữa mà phải trả lại thửa ruộng số 22 xứ đồng Khai Hoang, diện tích 633 m2 cho ông An, Thế là từ năm 2010 đến năm 2016, ông An đã sản xuất ổn định một năm 2 vụ lúa trên thửa ruộng số 22 của mình.

Ngoài nguồn gốc là sổ đỏ, là người trực tiếp sản xuất trên ruộng của mình, ông An còn lưu giữ được nhiều tài liệu viết tay của Ban chuyển đổi ruộng đất và các giấy tờ liên quan khác như: Bản kê sản lượng năm 2003 ghi: 4, xứ đồng; Khai Hoang, diện tích 633 m2, hạng đất:4, mức thu; 18kg lúa, sản lượng: 23,0 kg; Bảng kê diện tích, hạng đất, mức thu sản lượng năm 2005 gồm: 4, Xứ đồng; Khai Hoang, Diện tích 633, 2 lúa, Mức thu một vụ:19,2 kg. Sản lượng một vụ: 24,3 kg; Phương án lương thực năm 2008, Sản lượng trong năm của xứ đồng Khai Hoang: 24,4 kg; Bản kê diện tích được chuyển đổi ruộng đất chia lại năm 2002 theo Nghị quyết số 01 Hội nghị đại biểu xã viên xứ đồng Khai Hoang 633 m2. Thậm chí Sổ tay kê danh sách ruộng cụ thể của từng hộ của Ban chuyển đổi ruộng đất năm 2002 ông An, ghi nhận: " Ruộng chỉ cụ thể: 1, Anh Võ An. Số 22 = 633 m2. Anh Danh; số 231 = 309 m2. Ông Võ Tạo, số 249 =532 m2…".

Trao đổi với chúng tôi, ông An buồn rầu cho biết: "Tôi tuy lý lẽ không có, nhưng nhờ trời, phật phù hộ nên vẫn giữ được những bằng chứng này!. Nhưng khổ một nỗi, Nguyên cán bộ Khối, Nguyên cán bộ xã lại không làm chứng cho tôi".

Kết luận của UBND thị trấn Nam Đàn chưa thuyết phục

Trụ sở UBND thị trấn Nam Đàn

Mặc dù ông An có đầy đủ bằng chứng, chứng minh cho thửa ruộng số 22, diện tích 633 m2, xứ đồng Khai Hoang là của mình, nhưng hầu như trong Thông báo kết luận số 23 TB - UBND ngày 18/5/208 của UBND thị trấn Nam Đàn và các công văn trả lời sau này đều không đả động gì đến những chứng cứ này, mà chỉ căn cứ vào các chứng cứ " bằng miệng" không phải là chứng cứ pháp lí của các ông "Nguyên" là cán bộ khối, cán bộ xã thời kỳ năm 2003. Các vị này chỉ làm chứng bằng miệng, họ không đưa ra được bất kì bằng chứng pháp lí như: Sổ ghi biên bản cuộc họp, Hợp đồng tiền chè nước với khối, mức thu sản lượng một năm là bao nhiêu… nhưng lại được UBND thị trấn Nam Đàn lấy " làm căn cứ" để thu hồi đất của thương binh Võ Văn An.

Xin trích nguyên văn vài ý kiến được ghi trong Thông báo: "Ý kiến các thành viên trung thực và trách nhiệm đối với thửa đất số 22 tại xứ đồng Khai Hoang mà đặc biệt là ý kiến của ông Võ Đình Thắng - nguyên khối trưởng khối Đan Nhiệm…" hay như " Tại cuộc họp, các ý kiến của ông Vinh, ông Cầm, ông Định đều không thừa nhận ý kiến ông An… và động viên ông An phải chấp nhận vì căn cứ theo quy định của pháp luật để thực hiện''.

Đất đang có chủ, đã có sổ đỏ, nay các ông lại động viên ông An chấp nhận theo pháp luật, không biết các ông "nguyên " trên động viên ông căn cứ theo pháp luật nào?. Đặc biệt, thông báo còn nêu: " 3, Yêu cầu ông Võ Văn An chấp hành đúng chủ trương bồi thường GPMB theo quy định của pháp luật, nếu không chấp hành UBND thị trấn sẽ có biện pháp cưỡng chế để bàn giao diện tích thửa đất nói trên thực hiện đúng tiến độ".

Dư luận người dân địa phương cho rằng, việc thu hồi đất trồng lúa để cấp cho doanh nghiệp tư nhân làm ga ra để xe ô tô, lại còn "răn đe" dân khi họ chưa được đền bù, thật là "phải trái lận lộn", chuyên lạ ở xứ này!

Đi tìm sự thật cho thửa ruộng.

Sau khi có đầy đủ hồ sơ tài liệu, chúng tôi trực tiếp gặp Chủ tịch UBND Thị trấn Phan Công Dũng để trao đổi về căn cứ, nguồn gốc thửa ruộng của ông An, những bằng chứng khá thuyết phục của ông An, những lời chứng vô lý, không có căn cứ của các ông "nguyên cán bộ" thời kỳ năm 2003. Đặc biệt là vấn đề, ruộng ông An là có thực, ông lấy ruộng được chia theo khẩu phần của mình để đổi cho ông Long cũng là ruộng thực. Còn ruộng ông Long, ông Long nói là ruộng để ngoài sổ sách, cán bộ khối thu giấu cho ông, nhưng ông lại đổi cho ông An lấy ruộng chia theo khẩu phần như vậy ông Long có dấu hiệu lừa đảo…

Sau khi nghe chúng tôi trao đổi, ông Dũng cho biết: " Tôi vừa mới sang làm Chủ tịch được một tháng, Trước đây tôi làm công tác tổ chức nên việc này tôi cũng đã trao đổi nhiều lần với ông An, yêu cầu ông nếu không chấp nhận với kết luận trên thì hướng dẫn ông làm đơn kiện ra tòa án, khi đó ai sai người đó phải chịu trách nhiệm".

Để có thêm thông tin đa chiều, ông Chủ tịch còn giới thiệu chúng tôi sang gặp bà Trần Thị Nga, Chủ tịch UBMT Tổ quốc thị trấn. Qua trao đổi những bất cập trên, bà Nga cho biết: "Họ biết sai, nhưng họ không dám sửa vì sợ kiện. Những người làm chứng sẽ kiện, nếu UBND thị trấn giải quyết cho ông An".

Đây là những trả lời chưa thuyết phục, tại sao pháp luật lại sợ những người làm chứng không có bằng chứng kiện. Vấn đề quan trọng bây giờ của UBND Thị trấn không phải là hướng dẫn ông An khởi kiện mà trước mắt cần tổ chức cuộc họp với đầy đủ các thành phần và nhân dân khối Đan Nhiệm, trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ để xác định lại thửa đất đó có phải đúng của ông An đã được chia không, nếu đúng thì phải đền bù đầy đủ cho ông theo quy định. Đừng để hướng tới ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, tháng " Đền ơn, đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn" mà lại có một thương binh chống Mỹ, một gia đình liệt sỹ phải mang đơn đi kêu cứu khắp nơi, vì bị thu hồi ruộng không có cơ sở.

Việc thu hồi đất phải tuân thủ theo Luật Đất đai năm 2013, theo đó trường hợp này việc thu hồi đất không thuộc các Điều 61, 62: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thì thực hiện theo Điều 73 Luật Đất đai năm 2013 “ Sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp này, chính quyền UBND tỉnh Nghệ An không ra quyết định thu hồi đất mà chỉ chấp nhận chủ trương phê duyệt quy hoạch theo khoản 2 Điều 73 Luật Đất đai. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH An Bình xây dựng văn phòng, bãi đỗ xe, gara sửa chữa, phải thỏa thuận giá bồi thường với chủ hộ có đất, ở đây là hộ của thương binh Nguyễn Văn An

Tác giả: Hữu Mai

Nguồn tin: ngaymoionline.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP