Cộng đồng mạng

"Con người thật" của ông Huỳnh Uy Dũng được tiết lộ trong cuộc gặp với em bé nghèo theo mẹ đến Đại Nam

Em bé Kiên Giang được mổ tim nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Hằng Hữu đã đến chào tạm biệt ông Huỳnh Uy Dũng trước khi trở về quê.

Nhiều năm qua, Quỹ Trái Tim Hằng Hữu của ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng lập ra đã cứu lấy sự sống, tái sinh hàng nghìn trẻ em bị tim bẩm sinh và não úng thủy trên cả nước. Phần lớn các em chỉ biết đến ân nhân của mình qua lời giới thiệu của các bác sĩ, xem hình ảnh trên mạng. Nhưng có bé lại được đối diện với người ơn, sau khi phẫu thuật thành công.

Bé Hoàng Nhiên và mẹ Kiều (quê Kiên Giang) đã quyết tâm đến khu du lịch Đại Nam một chuyến, mong được trực tiếp gặp mặt ông bà chủ để chào hỏi rồi lên đường về quê. Một đoạn clip do Đỗ Phi Vlogs đã ghi lại cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng nhiều cảm xúc giữa họ, trước khi dịch bệnh COVID-19 lan rộng và nhiều tỉnh áp dụng giãn cách xã hội.

Bé Hoàng Nhiên, 6 tuổi vừa trải qua cuộc phẫu thuật quan trọng của đời mình: mổ tim. Bé chưa từng được đi du lịch, chưa đi chơi xa đâu ngoài vài chuyến cùng mẹ lên TP. HCM thăm khám và chữa bệnh. Trên đường vào Đại Nam chờ gặp ông Huỳnh Uy Dũng, cậu bé ngượng nghịu, nấp sau lưng mẹ khi được "dụ dỗ" lát nữa sẽ được đi coi hà mã, sư tử, tàu lượn siêu tốc.

Ông Huỳnh Uy Dũng rất bận, nhưng vẫn dành thời gian tiếp hai mẹ con.

Thấy ân nhân của mình xuất hiện, bé bối rối phải đợi mẹ nhắc cảm ơn, thậm chí còn... quên cả tuổi mình khi ông hỏi "Mổ rồi hả, con khỏe chưa? Quê con ở đâu? Con mấy tuổi rồi?". Người mẹ, ngồi nép vào ghế, nhẹ nhàng kể rằng nhà mình ở huyện Gò Quao, giới thiệu về em bé 6 tuổi của mình.

Ông Huỳnh Uy Dũng vui vẻ mời mọi người dùng nước, vẫy em bé lại gần bắt tay. Rồi ông quay sang gọi nhân viên: "Mấy đứa du lịch đâu, làm gì trong đó đó?". Nói đoạn, ông dặn dò nhân viên là em bé này vừa mổ tim xong, hãy thu xếp xe và người để dẫn bé đi chơi một vòng Đại Nam cho biết.

Vừa bắt tay cậu bé, ông vừa gọi nhân viên, dặn dò chuẩn bị xe đưa bé đi tham quan Đại Nam.

Qua câu chuyện, chị Kiều kể, em bé được khám ở Bệnh viện Nhi đồng 1. Sau khi khám lần 1, bác sĩ phân tích tình trạng bệnh, nhưng nghĩ không có tiền mổ cho con, chị bỏ về. Sau khi biết đến chương trình Trái Tim Hằng Hữu, chị nộp hồ sơ và bé Nhiên đã được mổ.

"Thứ hai cháu qua làm hồ sơ là thứ ba được mổ luôn rồi. Bé nó cũng bị sâu răng, nghe bên Đại Nam hỗ trợ, họ làm nhanh lắm. Sáng mai cháu về Kiên Giang" - mẹ bé khoe.

Chị cũng xúc động tâm sự, trước giờ chỉ thấy ông Huỳnh Uy Dũng trong truyền hình và điện thoại thôi, giờ mới được gặp ở ngoài. Khi được nhân viên Đại Nam gợi ý chụp ảnh lưu niệm, chị ngượng nghịu đưa con vào ngồi gần ân nhân.

Ông lục trong túi lấy tiền tặng em bé, ân cần dặn dò.

Lúc này, ông Huỳnh Uy Dũng lục lục hai bên túi quần, để lại ít tiền lẻ, còn lại đưa tiền chẵn cho em bé, dịu dàng nói: "Bác Dũng cho con 2 triệu để đi về xe, về mua sữa uống bồi bổ. Con khỏe nghe, ngoan nghe, lớn lên phải học giỏi nha, có hứa với bác Dũng không?". Cậu bé sung sướng cười tít mắt cảm ơn.

Trước khi chào tạm biệt rồi vội vã trở lại công việc, ông vẫy tay dặn dò nhân viên, sau khi đưa mẹ con em bé đi chơi, hãy ghé vào nhà hàng nào gần biển, kêu cơm cho mẹ con em bé ăn trưa rồi mới tiễn chân về.

Hành động và cách ứng xử của ông Huỳnh Uy Dũng với em bé nghèo, chỉ thông qua 12 phút ngắn ngủi lập tức làm người xem xúc động. Đặc biệt, qua những chi tiết nhỏ, con người thật phía sau danh tiếng "đại gia" của ông Huỳnh Uy Dũng được tiết lộ.

- Ông Dũng không những là đại gia giàu có mà còn là đại gia giàu lòng nhân ái. Ánh mắt ấy, biểu hiện ấy rất dễ thương, hòa đồng giản dị. Đại gia bình dân, chất phác và tôn trọng người nghèo, thật đáng khâm phục.

- Gặp người giàu khó lắm, họ dành nhiều thời gian cho công việc, những đại gia như ông Dũng lại càng khó. Vậy mà ông Dũng thật gần gũi, bận mà vẫn hòa nhã trò chuyện với người nghèo và người bệnh. Tôi tin 12 phút ở bên cạnh ân nhân và chuyến đi chơi Đại Nam sẽ là một kỷ niệm tuyệt vời với em bé này!

- Đại gia tinh tế quá. Nhận lời cảm ơn, cho tiền rồi mời đi tham quan khu du lịch cho biết, còn dặn dò nhân viên chăm sóc cẩn thận, mời ăn trưa mới cho về. Đó là cách người ta tiếp đón người thân, khách quý ở quê lên thăm, trân trọng và chu đáo.

Tác giả: Bích Chi

Nguồn tin: Pháp luật & Bạn đọc

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP