►Lộ đường dây thầy cô giáo trình độ 'a bờ cờ' đi mua chứng chỉ
Như thông tin chúng tôi đã phản ánh trong bài 1,2, công cuộc thâm nhập đường dây “mua” chứng chỉ tiếng Anh, tin học ở tỉnh Ninh Bình. Điều đặc biệt, càng thâm nhập vào đường dây này thì càng có nhiều chuyện "cười ra nước mắt".
Đặc biệt, chuyện bi hài trong đường dây này đỉnh điểm chính là trong giờ thi để lấy chứng chỉ. Một khung cảnh hỗn loạn với những "phao" thi chưa từng có trong bất kể kỳ thi nào.
Trong phần thi “nghe”, phía trên chiếc loa vẫn đang văng vẳng tiếng đối thoại bằng tiếng Anh của bài thi được thu từ trước, phía dưới thí sinh không một ai nghe mà chỉ loạt soạt tiếng tài liệu giở hết trang này tới trang khác để so sánh với câu hỏi ở trong phần đề đã được chuẩn bị.
Phần đề đó, tôi cũng nhận được từ người đàn ông tên Tuấn đã nhận của tôi “phí đỗ” 500 nghìn đồng khi tôi tới nộp hồ sơ.
Thậm chí khi giám thị hỏi “Các bạn có cần nghe lại không?”, cả phòng cười bảo: “Không thầy ơi vì nghe lại cũng có hiểu gì đâu”, rồi tất cả lại tiếp tục tìm đáp án trong “phao” thi mặc cho thầy mỉm cười lắc đầu.
Đặc biệt, chuyện bi hài trong đường dây này đỉnh điểm chính là trong giờ thi để lấy chứng chỉ. Một khung cảnh hỗn loạn với những "phao" thi chưa từng có trong bất kể kỳ thi nào.
Trong phần thi “nghe”, phía trên chiếc loa vẫn đang văng vẳng tiếng đối thoại bằng tiếng Anh của bài thi được thu từ trước, phía dưới thí sinh không một ai nghe mà chỉ loạt soạt tiếng tài liệu giở hết trang này tới trang khác để so sánh với câu hỏi ở trong phần đề đã được chuẩn bị.
Phần đề đó, tôi cũng nhận được từ người đàn ông tên Tuấn đã nhận của tôi “phí đỗ” 500 nghìn đồng khi tôi tới nộp hồ sơ.
Thậm chí khi giám thị hỏi “Các bạn có cần nghe lại không?”, cả phòng cười bảo: “Không thầy ơi vì nghe lại cũng có hiểu gì đâu”, rồi tất cả lại tiếp tục tìm đáp án trong “phao” thi mặc cho thầy mỉm cười lắc đầu.
Thí sinh mặc nhiên chép tài liệu trong phòng thi.
Nói rồi, trong khi thí sinh vẫn đang hì hục tìm và chép, người quay lên, người quay xuống, giám thị giải thích thêm về xuất xứ đề thi... Và lời giải thích có lẽ cũng chỉ mình thầy nghe và hiểu.
Tất nhiên, trong các phần thi còn lại, tình trạng diễn ra cũng tương tự. Thậm chí, màn “gọi điện thoại cho người thân” cũng diễn ra thú vị không kém. Chỉ đợi giám thị “ngắm mưa” hoặc đi ra ngoài, nhiều chiếc điện thoại công nghệ cao được tận dụng để chụp tài liệu và gửi ra ngoài qua facebook, zalo, viber... và thí sinh ngồi chờ đáp án từ người ngoài khi câu hỏi không có đáp án trong “phao thi”.
Tất nhiên, trong các phần thi còn lại, tình trạng diễn ra cũng tương tự. Thậm chí, màn “gọi điện thoại cho người thân” cũng diễn ra thú vị không kém. Chỉ đợi giám thị “ngắm mưa” hoặc đi ra ngoài, nhiều chiếc điện thoại công nghệ cao được tận dụng để chụp tài liệu và gửi ra ngoài qua facebook, zalo, viber... và thí sinh ngồi chờ đáp án từ người ngoài khi câu hỏi không có đáp án trong “phao thi”.
Tài liệu được ý nhị giấu trong ngăn bàn.
Khi tin nhắn chưa có phản hồi sẽ là những cuộc gọi giục giã kiểu: “Em vừa gửi đề thi, chị kiểm tra tin nhắn và giải hộ em. Nhanh nhé, sắp hết giờ rồi...”. Rồi lại khung cảnh lộn xộn của phòng thi, người quay lên, quay xuống, người đọc, người chép, người tìm tài liệu...
Khi thấy có thí sinh nào đó nói được vài ba từ tiếng Anh, chẳng biết đúng hay sai, vài ba thí sinh tỏ vẻ ngưỡng mộ: “Đấy, bạn này học tiếng Anh tốt này!”. Bởi lẽ, những thí sinh ấy, một từ tiếng Anh đơn giản đi chép từ bài người khác cũng đang bị sai và họ không hiểu nghĩa từ đó là gì. Họ chỉ biết chép, nên mọi sự "tỏ ra hiểu biết" của một ai đó đều khiến họ “thần tượng” và không ngớt lời khen ngợi.
Đáng kinh ngạc hơn là phao thi “có 1-0-2” của phần nói với yêu cầu giới thiệu về bản thân và thêm phần nhìn tranh để miêu tả.
Một giáo viên trường tiểu học trên địa bàn TP. Ninh Bình ngồi cạnh tôi giơ ra bài đã được chuẩn bị từ trước, chuẩn bị tới cả phần phiên âm ra tiếng Việt và họ chỉ việc thay tên, đổi họ, đổi nơi công tác rồi cầm tờ giấy ấy lên đọc theo kiểu “giao tiếp” với giám thị.
Nội dung đoạn giới thiệu đó như sau: “Mai nêm i Yến. Ai am thớt ti mai dia âu. Ai am ơ tít chờ. Ai guốc ất Ninh Khang se cừn a ri scun. Ai have bin tít chinh pho phíp tin phai dia. Ai lớp chi dừn ve ri mắc. Ai am ma rít and ai he vờ tu chi dừn, ơ boi and ơ gơn. Ai líp guýt mai phe mi ly in Võ Thị Sáu stút in Ninh Bình ci ty. Ai căn tu lơn Inh lích pho mai giớp”.
Khi thấy có thí sinh nào đó nói được vài ba từ tiếng Anh, chẳng biết đúng hay sai, vài ba thí sinh tỏ vẻ ngưỡng mộ: “Đấy, bạn này học tiếng Anh tốt này!”. Bởi lẽ, những thí sinh ấy, một từ tiếng Anh đơn giản đi chép từ bài người khác cũng đang bị sai và họ không hiểu nghĩa từ đó là gì. Họ chỉ biết chép, nên mọi sự "tỏ ra hiểu biết" của một ai đó đều khiến họ “thần tượng” và không ngớt lời khen ngợi.
Đáng kinh ngạc hơn là phao thi “có 1-0-2” của phần nói với yêu cầu giới thiệu về bản thân và thêm phần nhìn tranh để miêu tả.
Một giáo viên trường tiểu học trên địa bàn TP. Ninh Bình ngồi cạnh tôi giơ ra bài đã được chuẩn bị từ trước, chuẩn bị tới cả phần phiên âm ra tiếng Việt và họ chỉ việc thay tên, đổi họ, đổi nơi công tác rồi cầm tờ giấy ấy lên đọc theo kiểu “giao tiếp” với giám thị.
Nội dung đoạn giới thiệu đó như sau: “Mai nêm i Yến. Ai am thớt ti mai dia âu. Ai am ơ tít chờ. Ai guốc ất Ninh Khang se cừn a ri scun. Ai have bin tít chinh pho phíp tin phai dia. Ai lớp chi dừn ve ri mắc. Ai am ma rít and ai he vờ tu chi dừn, ơ boi and ơ gơn. Ai líp guýt mai phe mi ly in Võ Thị Sáu stút in Ninh Bình ci ty. Ai căn tu lơn Inh lích pho mai giớp”.
"Phao" thi "bá đạo" chưa từng có trong lịch sử.
Thấy tôi ngỏ ý muốn chụp lại phần phao thi bá đạo của mình để làm tư liệu cho riêng bản thân, cô giáo ở trường này và cũng là thí sinh tỏ ra ngần ngại rồi che phần bài thi của mình với lời giải thích: “Không có gì đâu em ạ. Em cũng viết ra được giấy của mình rồi đó thôi, cứ lên đọc như thế đi. Của chị chỉ là những từ phiên âm ra để lên đọc cho dễ ấy mà”.Tuy nhiên sau đó cô giáo ấy cũng đồng ý cho tôi chụp lại phần “phao” của mình.
Phía xung quanh tôi, nhiều thí sinh khác cũng đang hì hục với phao thi như thế, phía trên bục giảng, lúc này là hai giám thị đang kiểm tra trình độ viết nhưng thực tế là trình độ đọc phao thi phần phiên âm ra tiếng Anh của thí sinh. Khung cảnh lộn xộn không khác gì các phần thi nghe, đọc, viết trước đó.
Nhìn qua khung cảnh phòng thi, tôi kiểm tra lại nội dung mail được cán bộ tên Tuấn của Trung tâm gửi cho mình trước đó, nội dung bằng tiếng Anh và cũng có phần thi nói hôm nay mà lẽ ra tôi cũng có thể nhờ người làm hộ trước.
Phía xung quanh tôi, nhiều thí sinh khác cũng đang hì hục với phao thi như thế, phía trên bục giảng, lúc này là hai giám thị đang kiểm tra trình độ viết nhưng thực tế là trình độ đọc phao thi phần phiên âm ra tiếng Anh của thí sinh. Khung cảnh lộn xộn không khác gì các phần thi nghe, đọc, viết trước đó.
Nhìn qua khung cảnh phòng thi, tôi kiểm tra lại nội dung mail được cán bộ tên Tuấn của Trung tâm gửi cho mình trước đó, nội dung bằng tiếng Anh và cũng có phần thi nói hôm nay mà lẽ ra tôi cũng có thể nhờ người làm hộ trước.
Thí sinh vẫn chép, giám thị vẫn đứng ngắm mưa.
Tới lượt thi của tôi, sau khi “nói” xong, giám thị cho tôi ra về. Trả lời câu hỏi của tôi về phần “miêu tả tranh” như yêu cầu của phần thi, giám thị này chỉ lắc đầu “thôi không cần đâu”.
Ngoảnh lại nhìn các thí sinh khác, tôi thấy cô giáo khi nãy cho tôi chụp lại phao thi đang cầm tờ giấy với đoạn phiên âm “bá đạo” đã được chuẩn bị từ trước để đọc cho giám thị nghe. Giám thị thỉnh thoảng nhìn thí sinh đọc còn phần lớn thời gian là lật giở các trang giấy trong xấp giấy mang theo... một cách vô thức.
(Còn nữa)
Ngoảnh lại nhìn các thí sinh khác, tôi thấy cô giáo khi nãy cho tôi chụp lại phao thi đang cầm tờ giấy với đoạn phiên âm “bá đạo” đã được chuẩn bị từ trước để đọc cho giám thị nghe. Giám thị thỉnh thoảng nhìn thí sinh đọc còn phần lớn thời gian là lật giở các trang giấy trong xấp giấy mang theo... một cách vô thức.
(Còn nữa)
Tác giả bài viết: Hải Nguyên – Thiên Minh Vũ