Theo đó, tính đến hết năm 2017 thì số tiền lỗ tích luỹ của SLNA là 417 tỷ đồng. Chỉ tính riêng mỗi năm 2017, đội bóng chủ sân Vinh đã lỗ đến 27 tỷ đồng (Theo CafeF).
Việc các đội bóng thu không bù được cho chi là điều không có gì lạ ở Việt Nam. Từ lâu, các CLB ở Việt Nam đã không thành công trong việc lấy bóng đá để nuôi bóng đá. Nghĩa là, nguồn thu từ bán vé thu được quá ít, số tiền có đươc từ việc bán các đồ lưu niệm là không đáng kể, thậm chí là không có. Những đội bóng nhiều ngôi sao như HAGL cũng chỉ có doanh số 3 con số khi bán áo đấu.
Lỗ tích luỹ của các đội bóng V.League năm 2017 |
Tuy nhiên, trong năm 2017, SLNA vẫn nằm trong số những đội có tăng trưởng tốt. Theo đó, đội bóng xứ Nghệ đạt doanh thu 65 tỷ đồng trong năm 2017 ( tăng 29/100). đồng, Hà Nội đạt 41.5 tỷ đồng, HAGL đạt 26,1 tỷ đồng. Như vậy, tính riêng trong năm 2017 thì SLNA là đội có tăng trưởng doanh thu tốt nhất. Điều này có được chính là nhờ vào việc SLNA có nguồn thu khá đáng kể từ việc chuyển nhượng cầu thủ. Lò SLNA từ lâu vẫn duy trì được chất lượng đào tạo, quân xứ Nghệ luôn được các đội bóng ở V.League thích dùng.
Tại V.League, SLNA luôn là một trong những đội bóng nghèo nhất. Hằng năm, SLNA luôn phải đối diện với nguy cơ chảy máu nhân tài. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng đã xuống cấp đáng kể. Tiêu biểu như sân Vinh, không ít cầu thủ thường than phiền vì mặt sân xấu dễ gây chấn thương và dàn đèn quá tối ảnh hưởng đến việc phải thi đấu vào những giờ muộn.
Mùa bóng năm nay, SLNA phải chia tay trung vệ đội trưởng Quế Ngọc Hải. Tưởng chừng Trọng Hoàng sẽ trở lại như một sự bù đắp thì phút cuối thương vụ này đổ bể khiến NHM xứ Nghệ choáng váng. Cả SLNA và Trọng Hoàng đã không đạt được thoả thuận cuối cùng và tuyển thủ xứ Nghệ đã chọn Viettel FC là bến đỗ tiếp theo trước khi V.League 2019 khởi tranh.
|
Xét về chuyên môn, đội bóng xứ Nghệ luôn được đánh giá là có thực lực, họ có bản sắc và thừa thái tài năng trong mấy chục năm tồn tại vừa qua. Một thập kỷ trôi qua, SLNA luôn nhận được sự đồng hành từ Ngân hàng Bắc Á. Doanh nghiệp này hằng năm vẫn tài trợ cho SLNA 30 tỷ/năm. Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An hằng năm vẫn trích ra một khoản hỗ trợ cho đội bóng. Tuy nhiên, từng đó xem ra vẫn không đủ để đội bóng xứ Nghệ xoay xở trong một mùa bóng.
Đầu mùa bóng, có một doanh nghiệp mới sẵn sàng bỏ một khoản tiền lớn tài trợ cho đội bóng trong một mùa. Tuy nhiên, SLNA vẫn kiên định "nghèo nhưng không hèn", họ không chấp nhận việc gán tên CLB cho doanh nghiệp nên cuối cùng thương vụ này đổ bể.
Như vậy, tại V.League 2019 năm nay, SLNA mặc dù có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhân lực khi các cựu binh quay về hồi hương, nhưng về mặt kinh phí hoạt động, họ sẽ lại phải “năng nhặt chặt bị” cố gắng đưa con tàu SLNA vượt qua khó khăn ở cuộc đua V.League năm nay.
Và sau mỗi mùa bóng, SLNA sẽ lại phải đối mặt với bài toàn giữ nhân tài, lo nguồn kinh phí hoạt động và số tiền thua lỗ liệu có còn tăng lên hay không?
Tác giả: PQH
Nguồn tin: Báo Thể thao TPHCM