Kinh tế

Chủ 'đế chế' tiền ảo 3,1 tỉ USD Nguyễn Thành Trung phủ nhận mình là tỉ phú

Thông tin về một start-up tên Sky Mavis ở Việt Nam đạt lượng vốn hóa trên thị trường tiền ảo hơn 3,1 tỉ USD đang thu hút sự quan tâm. Sky Mavis do Nguyễn Thành Trung, 29 tuổi, sáng lập. Trong khi đó, Trung khẳng định mình chưa phải tỉ phú USD.

Tại tỉnh Gia Lai, một trong những tỉnh trọng điểm của vùng nông sản Tây Nguyên hiện đang vào mùa thu hoạch bơ, sầu riêng, mít thái… Chị Nguyễn Thị Hồng – Hội viên Hợp tác xã Hòa Phú, huyện Chư Păh - cho biết, sầu riêng năm nay mất mùa do thời tiết biến đổi thất thường. Tuy vậy, giá sầu hiện tại cao hơn mọi năm, thu mua tại vườn 60.000 đồng/1kg, bán ra 50.000 đồng/1kg, trong khi năm ngoái bán ra 40.000 đồng/1kg.

Người dân Gia Lai đang tìm cách bán sầu riêng, bơ.. qua mạng xã hội để hạn chế thiệt hại trong mùa dịch. Ảnh T.T

Do dịch bệnh nên thương lái không tìm đến vườn mua, lo lắng mất mùa lỗ vốn, nông sản ế ẩm, Hợp tác xã Hòa Phú đã thúc đẩy bán hàng trên mạng xã hội Facebook, Zalo… “Chỉ trong 3 ngày, Hội Nông dân huyện đã gửi về hàng chục đơn đặt hàng, giúp bán ra hơn 1 tấn sầu riêng của người dân. Hiện tại, sầu riêng của Hợp tác xã bị tồn kho ít lại, người dân còn nhờ anh em, bạn bè rao bán sầu qua mạng để tiêu thụ tối đa lượng nông sản. Tỉnh xa thì đơn hàng với số lượng hàng chục kg, còn trong huyện, TP.Pleiku thì 2, 3 quả sầu chị em hội viên cũng chịu khó chở đi bán”, chị Hồng chia sẻ.

Tại huyện Ia Grai, nơi nổi tiếng với loại giống bơ Boot, bơ Sáp, bơ 034… đang vào kỳ thu hoạch. Do tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 15, hạn chế đi lại nên các thương lái không tìm về vườn thu mua rầm rộ như mọi năm. Một số nhà vườn để bơ chín rụng đầy gốc, một số nhà vườn thì linh hoạt hơn, họ lập các trang mạng xã hội để rao bán online nhằm vớt vát lại chút lợi nhuận.

Chị Nguyễn Thị Tình – người dân xã Ia Der, huyện Ia Grai cho biết: “Mùa dịch mọi người đều ở nhà nhưng nhu cầu tiêu thụ bơ, hoa quả tươi để bổ sung năng lượng, sức khỏe càng cao. Các đơn hàng online liên tục chuyển đi, ngày 20-30 đơn là bình thường. Tôi nhờ một số Facebook có số lượng bạn bè đông để đăng tin rao bán giúp. Phí shipper đội giá lên cao một chút nhưng vì dịch bệnh, khách hàng cảm thông với khó khăn nên lượng hàng bán đi cũng nhanh. Tuy nhiên, để gom hàng số lượng lớn như các thương lái thì khó, nên số lượng bơ bỏ không, hư hỏng trên nương rẫy còn nhiều”.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đoàn Ngọc Có – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai- cho biết, toàn tỉnh có hơn 36.000 ha đất trồng cây hoa màu, tập trung chủ yếu ở xã An Phú, TP.Pleiku, huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê. Các vựa rau củ quả lớn này của Gia Lai cùng với tỉnh Lâm Đồng là vùng nguyên liệu chính cung cấp cho các tỉnh thành miền Trung và TPHCM, đặc biệt trong mùa dịch bệnh.

“Do rau củ quả là mặt hàng tiêu thụ không thể thiếu của người dân các tỉnh thành đang phong tỏa theo Chỉ thị 16 vì dịch bệnh, nên lượng hàng hóa vẫn được lưu thông khá tốt. Các hợp tác xã cố gắng thu mua hết rau củ cho người dân, Sở NNPTNT đã làm cầu nối với sở, ngành ở TP.Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Đình… về lưu thông hàng hóa, đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19”, ông Có cho biết.

Tuy nhiên, số lượng xe vận tải được phép di chuyển giữa các vùng dịch còn hạn chế, giá vận chuyển hàng hóa tăng cao. Một số tài xế lo ngại nhiễm COVID-19 khi di chuyển về địa phương khác nên gây khó khăn nhất định cho việc lưu thông hàng hóa. Theo ông Có, tỉnh Gia Lai đã lên kịch bản mùa dịch, đó là yêu cầu nông dân chậm lại việc thu hoạch một số loại nông sản trên ruộng. Những loại cần kíp thu hoạch thì sớm đưa vào kho cấp đông lạnh bảo quản, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho nông dân.

Tác giả: THANH TUẤN

Nguồn tin: Báo Lao Động

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP