►Nghệ An: Đang theo dõi sát sức khỏe cá voi "khủng" cách bờ 16 hải lý
►Flycam: Dẫn đường đưa cá voi khổng lồ về với biển
►Video: Cá voi dài 15m còn sống, mắc cạn trên bờ biển Nghệ An
Tin tức thời sự ngày 25/5, UBND xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An) biết, đã huy động toàn bộ lực xã Diễn Thịnh, phối hợp với chiến sỹ Đồn Biên phòng Diễn Thành, đồng thời đưa 3 máy múc, mở đường thông ra biển để giải cứu một con cá voi nặng hơn 10 tấn.
Sau 7 giờ nỗ lực giải cứu, các lực lượng chức năng cùng hàng ngàn người dân huyện Diễn Châu đã giải cứu thành công cá voi mắc cạn, đưa ra vùng biển khơi.
►Flycam: Dẫn đường đưa cá voi khổng lồ về với biển
►Video: Cá voi dài 15m còn sống, mắc cạn trên bờ biển Nghệ An
Tin tức thời sự ngày 25/5, UBND xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An) biết, đã huy động toàn bộ lực xã Diễn Thịnh, phối hợp với chiến sỹ Đồn Biên phòng Diễn Thành, đồng thời đưa 3 máy múc, mở đường thông ra biển để giải cứu một con cá voi nặng hơn 10 tấn.
Sau 7 giờ nỗ lực giải cứu, các lực lượng chức năng cùng hàng ngàn người dân huyện Diễn Châu đã giải cứu thành công cá voi mắc cạn, đưa ra vùng biển khơi.
Nhiều ngư dân nhận định cá mắc cạn là do thủy triều rút nhanh
“Khi con cá được đẩy xuống chỗ nước sâu hơn, tất cả mọi người đều vỗ tay hoan hô. Tội nghiệp con cá, sau mấy tiếng mắc cạn thì đã yếu đi hẳn, mong rằng cá sống được”, anh Nguyễn Ngư Hải, người dân xã Diễn Thịnh cho biết.
Theo anh Hải nhận định, con cá voi này bơi lạc dòng, theo thủy triều dạt vào bờ biển. Khi thủy triều xuống thì bị mắc cạn.
“Chắc con cá này đang kiếm thức ăn, nhưng do thủy triều rút xuống quá nhanh nên không kịp bơi trở về biển. Người dân phát hiện cá mắc cạn vào khoảng 3 – 4h sáng hôm nay, phải chờ đến tầm trưa, lúc thủy triều lên thì mới có thể đẩy cá ra biển được”, ngư dân Nguyễn Văn Cường dự đoán.
Trao đổi với ông Lê Thế Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết, con cá voi dài khoảng 15 m, nặng hơn 10 tấn. Do cá nặng nên việc di chuyển ra ngoài biển khá vất vả.
Hơn nữa, do thủy triều xuống nhanh nên cuộc giải cứu cá voi gặp rất nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương đã huy động 3 máy múc, múc cát tạo thành lạch, vừa cung cấp nước cho cá voi, vừa tạo thành hệ thống đường dẫn nước để đưa cá voi trở về biển.
Người dân phải xối nước để làm mát cá
“Hiện chúng tôi cũng không rõ vì sao con cá voi lại dạt vào bờ và mắc cạn như vậy. Ở đây thường xuyên có tình trạng cá voi mắc cạn như thế này. Cách đây 2 - 3 năm trước cũng có con cá voi dạt vào đây và không trở lại biển được. Đây là trường hơp rất hi hữu mới mang được cá về biển”, ông Hiếu nói.
Ông Hiếu cho biết thêm: “Ở đây vẫn còn 2 cái mộ con cá voi nằm trên lối này. Nhưng con cá voi mắc cạn sáng nay là con cá voi lớn nhất trong tất cả những con đã từng mắc cạn tại khu vực này. Chắc thủy triều rút nhanh nên nó không kịp về biển. Nhưng để có câu trả lời chắc chắn thì phải nhờ vào các nhà khoa học giải thích”.
Hàng nghìn người dân đổ xô ra xem cá voi
Nguyên nhân cá voi bơi vào vùng biển nông vẫn là câu hỏi thách thức giới khoa học. Theo lý giải của các nhà khoa học, sự thay đổi đưa các dòng nước giàu dinh dưỡng vào bờ với nguồn thức ăn phong phú, thu hút cá voi đến gần.
Giới khoa học cũng không loại trừ khả năng những trận bão biển bắt nguồn từ sự thay đổi của gió làm cá voi mất phương hướng và dạt vào bờ. Khi mắc kẹt, chúng nhanh chóng mất sức và chết nếu không được giải cứu kịp thời.
Trường hợp cá voi dạt vào bờ biển huyện Diễn Châu (Nghệ An) cũng không ngoại lệ. Theo quan sát, sau hơn 7h đồng hồ mắc cạn, khi được đẩy ra biển, con cá không còn nhanh nhẹn, bơi lờ đờ. Lực lượng kiểm ngư Nghệ An và người dân đang theo dõi sát sao con cá để ứng cứu trong tình huống cần thiết.
Tác giả bài viết: P.V