Du lịch

5 đặc sản xứ Huế gây thương nhớ, mua về làm quà là "đỉnh của chóp"

Nếu có dịp về cố đô Huế, đừng quên mua ngay những đặc sản này về làm quà nhé.

Mắm tôm chua

Mắm tôm chua có hương vị pha trộn giữa sự tươi ngon, mát lành của tôm, sự dẻo thơm của cơm nếp, vị cay, màu vàng đỏ nhạt của các gia vị như măng, riêng, tỏi,... Vì thế mà khi ăn, mắm tôm chua có đủ các vị từ chua, cay, ngọt, bùi,... và có thể ăn kèm, dùng chung với rất nhiều món ăn, hoặc chỉ ăn với cơm trắng thôi cũng đã rất hao cơm rồi đó. Đây cũng là đặc sản mà các chị, các bà thường mua về sử dụng và làm quà.

Mắm tôm chua thường xuất hiện trong những bữa ăn gia đình tại Huế. Tùy vào từng mùa mà tôm dùng để chế biến cũng khác nhau, nhưng nhìn chung, loại tôm được lựa chọn rất kỹ càng, phải có màu đỏ đậm, còn tươi sống và kích thước vừa. Để làm ra mắm tôm chua cũng rất kỳ công, đòi hỏi sự khéo léo của người làm, bởi, tôm phải được làm sạch, cắt đi những phần thừa, khử mùi tanh rồi tráng hoặc ngâm tiếp trong rượu trắng để tham gia vào quá trình lên men, giúp tôm mau chín và tăng mùi thơm của mắm, cho đến khi con tôm ửng đỏ và bay mùi rượu thì vớt ra để ráo.

Sau đó, tôm được trộn chung với hỗn hợp gồm cơm hoặc cơm nếp, măng vòi (phần non), tỏi xắt lát mỏng, củ riềng gọt bỏ phần vỏ rồi xắt rối hoặc thái chỉ, ớt trái xắt lát dài (hoặc xắt sợi), muối, một ít ớt bột Huế theo tỷ lệ vừa phải. Trong quá trình lên men, tôm sẽ tự tiết ra chất nước, hòa cùng với cơm hoặc cơm nếp để trở thành hỗn hợp mắm tôm chua dần trở nên sền sệt, chuyển màu và có mùi thơm.

Tôm chua là một loại mắm nêm nên để hương vị của nó ngon và thắm vị nhất thì nên dùng chung với thịt ba chỉ heo luộc thái mỏng và một ít đồ ăn kèm như: rau sống, dưa chuột, xoài,... (món bánh tráng cuốn thịt heo). Hoặc, đơn giản là ăn kèm với cơm nóng, bún.

Trà Cung Đình Huế

Nói đến trà cung đình Huế, thì chúng ta có liên tưởng đến thời kỳ Vua Chúa. Khi mà thười điểm đó trà cung đình đã xuất hiện trong ẩm thực của Hoàng Gia. Tính đên bây giờ, loại ẩm thực này lại có mặt trên thị trường thì đó là đều hết sức đáng quý.

Điểm khác biệt trong Trà Cung Đình Huế đó là dược trà – nghĩa là vừa có trà, vừa có các thành phần thảo dược. Chính vì thế, sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý như: thảo quyết minh, hoa hòe, hoa lài, cam thảo bắc, hồi hoa, hồng táo, đằng sâm, cúc hoa, hoài sơn……….

Mỗi loại thảo dược đều được chọn lọc và sơ chế vô cùng tỉ mỹ nên chất lượng trà rất tốt. Nếu các bạn đã nghe đến danh tiếng của trà cung đình Huế rồi thì hãy mua trà về làm quà cho gia đình và người thân.

Mắm sò Lăng Cô

Ngoài mắm tôm chua thì một loại mắm nêm nữa được nhiều du khách yêu thích là mắm sò Lăng Cô. Sò được lựa chọn để làm nguyên liệu là những con sò tươi, chắc chắn, rồi tách được vỏ ra và rửa thật sạch các tạp chất bên trong. Sò sẽ được giã mịn với muối hột theo tỷ lệ nhất định, sau đó trộn với ớt bột và riềng xắt nhỏ. Trong vòng khoảng 8 - 10 ngày, khi sò đã nổi lên trên và phần nước chuyển sang màu đục như màu mắm, tức là mắm đã chín và bạn có thể thưởng thức nó thật ngon lành.

Cũng giống như mắm tôm chua, mắm sò có thể ăn kèm với bún, cơm nóng dẻo. Hoặc, để ăn trọn hương vị thơm ngon nhất của nó có lẽ là dùng để chấm món bánh tráng cuốn thịt heo - một sự kết hợp hoàn hảo của vị dai, thơm của sò, vị mặn của mắm, vị chua của khế và vị béo của thịt ba chỉ.

Mè xửng

Nhắc đến Huế, ai cũng nghĩ ngay đến mè xửng – đặc sản mang cốt cách, tâm hồn và là niềm tự hào của người dân xứ Huế. Kẹo mè xửng được làm từ bột gạo, đường, đậu phộng, mè, mạch nha và một chút vani tạo hương thơm nhẹ. Dường như bao nhiêu tâm tư, tình cảm của người làm mè xửng đã tạo nên loại đặc sản Huế làm quà vô cùng nổi tiếng này.

Buổi chiều về ngồi nhâm nhi tách trà cung đình nóng hổi và thưởng thức mè xửng ngọt mát, dai dai thì không còn gì tuyệt hơn. Mè xửng có nhiều loại: mè xửng gói, mè xửng giòn, mè xửng dẻo, mè đen, mè gương, … Mỗi loại đều có một cái ngon riêng đáp ứng đủ sở thích của khách hàng.

Mách nhỏ các bạn mẹo “nhận biết” mè xửng thơm ngon đúng điệu nè. Khi bạn thấy mè xửng có màu vàng trong, bóp hoặc bẻ thấy mềm, dẻo nhưng không gãy thì bạn đã chọn đúng loại tốt rồi đấy.

Kẹo cau

Kẹo cau có nguồn gốc từ Trung Quốc, qua sự phát triển và sự sáng tạo trong chế biến của người dân xứ Huế đã tạo ra một nét đặc trưng riêng biệt, không giống với bất kỳ nơi nào và trở thành một đặc sản mang về làm quà không thể thiếu ở các chợ, quán tạp hóa,...

Kẹo cau trông giống như một miếng cau đã bị cắt nhỏ ra, với phần bên trong màu vàng nhạt, phần ngoài màu trắng và thường được gói trong lá chuối khô. Đây là loại kẹo dân dã, đưa bạn trở về với tuổi thơ của những con người xứ Huế. Giá thành của kẹo cực kỳ rẻ nên nếu có cơ hội, bạn hãy mua nó làm quà cho các bạn nhỏ ở nhà nữa nhé.

Kẹo cau cứng, nhưng ngọt ngào, chứa cả tâm tình của người dân nơi đây. Phần trong của kẹo làm từ nước đường đông đặc, phần ngoài làm từ hỗn hợp gạo và đường. Giống với những đặc sản khác, ăn kẹo cau cũng phải thật chậm rãi, ngậm từ từ để vị ngọt thấm dần vào trong miệng - cực kỳ kích thích vị giác. Cùng với đó, vị ngọt béo của kẹo mà kết hợp với vị nóng, đắng, chát của trà thì quả là một sự kết hợp hoàn hảo.

Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP