Xã hội

Khó khăn trong phát triển đảng viên dân tộc thiểu số ở Tương Dương

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở đảng nhưng hiện nay, công tác phát triển đảng viên vùng dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Tương Dương vẫn gặp nhiều khó khăn. Để giải bài toán này, cấp ủy đảng tại địa phương đang nỗ lực với nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, số lượng đảng viên vùng dân tộc thiểu số.

Để làm tốt công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ xã Tam Quang, hàng năm, Đảng ủy phân công các đồng chí đảng ủy viên phụ trách các chi bộ, tăng cường công tác giám sát, dự sinh hoạt tại các chi bộ. Nhờ đó, các đồng chí đảng ủy viên nắm bắt kịp thời tình hình ở thôn bản, đôn đốc, hướng dẫn chi bộ thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có phát triển đảng viên. Khi lựa chọn đối tượng để bồi dưỡng, kết nạp, Đảng ủy đ ã chú trọng đến những quần chúng ưu tú có điều kiện gắn bó lâu dài ở vùng sâu, vùng xa. Nhờ đẩy mạnh công tác tạo nguồn, bồi dưỡng thế hệ kế cận, các chi bộ đã không rơi vào thế bị động, trong 5 năm qua, Đảng ủy xã đã kết nạp được 125 đảng viên người DTTS.
1images1339418 Cb Tung Huong
Tỷ lệ đảng viên người DTTS đã chiếm tới gần 68% trong chi bộ bản Tùng Hương

Điển hình như chi bộ bản Tùng Hương, bình quân hàng năm chi bộ phát triển được thêm 2 đảng viên mới. Hiện nay, với 20 đảng viên tham gia sinh hoạt, tỷ lệ người DTTS đã chiếm tới gần 68%. “Đảng ủy Tam Quang và Đảng ủy Đồn BP gửi bộ đội xuống đây sinh hoạt với chi bộ, tham mưu chi bộ, giúp chi bộ vận động những người đã xuất ngũ về và những cháu học phổ thông trở lên đứng vào hàng ngũ của đảng. Các đảng viên tăng cường đã tham mưu đắc lực vận động cách lãnh đạo, động viên thanh niên thấm nhuần các chủ trương của đảng để phấn đấu trở thành đảng viên”. Ông La Quang Đạo - Bí thư chi bộ bản Tùng Hương trao đổi.
2images1339422 chi bo Tung Huong
Từ khi đảng viên đồn BP được tăng cường xuống sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản biên giới, công tác phát triển đảng viên được triển khai tích cực, có chất lượng và hiệu quả.

Với xã miền núi Tam Thái, việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc là giải pháp quan trọng để thu hút đảng viên là người dân tộc thiểu số đứng vào hàng ngũ của đảng. Hằng năm, Đảng bộ xã và các chi bộ đều có nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và vận động nhân dân chủ động, tích cực sản xuất phát triển kinh tế. Nhiều cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo tốt các phong trào thi đua yêu nước, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế.

3images1339432 kinh te
Đảng viên Nguyễn Thị Duyên là một trong những điển hình đi đầu trong phát triển kinh tế ở xã Tam Thái - huyện Tương Dương.

Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân là cách làm hiện nay đang được huyện Tương Dương tập trung thực hiện, nhằm qua thực tiễn công việc để chọn lựa, bồi dưỡng, phát triển đảng viên và tổ chức đảng. Cùng với đó là điều động, phân công đảng viên có kinh nghiệm, uy tín, cán bộ chủ chốt ở xã và cấp ủy ở chi bộ có đông đảng viên, về xóm, bản, trường học chưa có chi bộ để làm nòng cốt trong các hoạt động và tạo nguồn phát triển Đảng, xây dựng chi bộ. Kết quả, hiện nay, 154/154 bản của 18 xã thị trấn đều có chi bộ đảng; không còn chi bộ sinh hoạt ghép. Năm 2016, toàn huyện kết nạp 265 đảng viên, trong đó đảng viên là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 70%. Một số đơn vị thực hiện tốt như: Tam Quang, Lưu Kiền, Lượng Minh, Yên Hòa, Xiêng My, Nhôn Mai... Đơn cử như chi bộ bản Côi - xã Lượng Minh, chỉ tính riêng trong năm 2016 chi bộ đã phát triển được 8 Đảng viên dân tộc thiểu số. “về công tác đảng ở đây cứ có học sinh học xong lớp 12 thì chúng tôi đưa vào dạng tiếp cận, sau đó bồi dưỡng và đưa đi học lớp cảm tình đảng và tổ chức kết nạp đảng. Bình quân mỗi năm chi bộ kết nạp được 2-3 đảng viên mới. Ông Cụt Văn Luống - Đảng viên chi bộ bản Côi cho biết thêm.
4images1339433 chi bo Xoong Con
Chi bộ bản Xoóng Con là một trong những chi bộ khó khăn thuộc “Đề án số 01” của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Tuy nhiên, cũng như ở các vùng có đông đồng bào DTTS, hiện nay, tình hình công tác phát triển đảng viên trên địa bàn Tương Dương xuất hiện những khó khăn mới. Trong đó, nguồn kết nạp ngày càng ít, do người trong độ tuổi đi làm ăn xa ngày càng nhiều; hoặc có không ít trường hợp sau khi kết nạp vào Đảng, rời nơi cư trú đi làm ăn xa, nên không tham gia sinh hoạt, bỏ sinh hoạt đảng, buộc phải xóa tên. Nếu như năm 2015, toàn huyện Tương Dương có 14 trường hợp thì năm 2016 có tới 32 trường hợp phải xóa tên.

Chi bộ bản Xoóng Con xã Tam Thái là một ví dụ. Hiện chi bộ bản Xoóng Con là một trong những chi bộ thuộc “Đề án số 01” của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Dù được tách ra từ năm 1998, nhưng trong 25 năm qua chi bộ bản Xoóng Con vẫn chỉ có 4 đảng viên và đang có nguy cơ mất chi bộ trong thời gian tới vì dự báo nguồn kết nạp đảng viên rất nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là trình độ dân trí còn hạn chế, thứ hai là chỗ học hành không đảm bảo, xa trung tâm. Thứ 3 nữa là do thanh niên đi làm ăn xa nên không có lực lượng kế cận để tạo nguồn. Mặc dù trong chi bộ rất quan tâm những người đi học hành về nhưng vì điều kiện không thuận lợi nên không kết nạp được đảng viên nào. Ông Lương Văn Tăng - Bí thư chi bộ bản Xoóng Con lo lắng.

5images1339436 v n ng
Với chi bộ Xóong Con thì công tác tạo nguồn kết nạp Đảng từ đối tượng là bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp lớp 12 được cấp ủy chú trọng.

Để khắc phục những khó khăn trong công tác phát triển đảng viên người DTTS, ông Phạm Trọng Hoàng - Bí thư Huyện ủy Tương Dương cho biết: Thực hiện đề án số 01 ngày 10/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, hiện nay Huyện ủy Tương Dương đang tập trung chỉ đạo các nội dung sau: Tổ chức rà soát lại và bổ sung giải pháp đẩy mạnh phát triển đảng viên ở các cơ sở đảng, nhất là ở các thôn bản nhiều năm chưa kết nạp được hoặc kết nạp được ít đảng viên. Biện pháp có tính bền vững lâu dài là tập trung phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm cho lao động; để người dân, nhất là người trẻ "ly nông mà không ly hương. Những người này sẽ là nguồn để đào tạo, bồi dưỡng trở thành cán bộ, đảng viên cốt cán cho phong trào ở cơ sở. Trung ương cũng cần sớm chỉ đạo có phương án về tổ chức, quản lý phù hợp, tạo điều kiện để số đảng viên đi làm ăn xa duy trì được sinh hoạt Đảng.

Tác giả bài viết: Hiến Chương

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP