Đồng bào Khơ Mú ở biên giới Việt - Lào khát... điện

Huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống. Trong toàn bộ 20 xã, một thị trấn của huyện này, hiện còn hơn 50% bản, làng chưa có điện khiến cuộc sống người dân còn rất nhiều vất vả, cực nhọc.

Bi hài chuyện 'lên kế hoạch' để 'vỡ kế hoạch'

Thời gian qua, tình trạng sinh con thứ ba trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An vẫn tồn tại khá phổ biến. đòi hỏi các địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ các chính sách DS-KHHGĐ.

Masan Nutri-Science trao 40 suất học bổng cho học sinh ở Nghệ An

Ngày 19/4, chương trình học bổng STF PPT (Saigon Times Foundation - STF) phối hợp với Phòng Giáo dục huyện Quỳ Hợp và công ty Cổ phần Masan Nutri-Science – một thành viên của Masan Group đã tổ chức buổi lễ trao học bổng cho 40 em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cư ngụ tại xã Hạ Sơn.

“Ba cùng”, “bốn bám” cùng bà con nơi miền Tây xứ Nghệ

Là huyện biên giới, “cửa ngõ” phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, với đặc thù phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên để phát huy được sức mạnh tập thể trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, Công an huyện Kỳ Sơn đã có những cách làm hay, sáng tạo, “ba cùng”, “bốn bám” với bà con nhân dân để giữ bình yên địa bàn.

Điểm sáng trong ngành giáo dục huyện Tân Kỳ

Trường THCS Phú Sơn đóng tại xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Kỳ, nơi đây có 30% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và tỉ lệ hộ nghèo còn chiếm tới 33%. Mặc dù khó khăn như vậy nhưng với nhiệt huyết và trách nhiệm, cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường đã nỗ lực vượt khó để dạy tốt và học tốt. Ghi nhận thành tích đó, đầu năm 2017 này, trường đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia.

2 năm, 3 dự án thí điểm giúp đồng bào phát triển kinh tế ở Con Cuông đều thất bại

Nhằm giúp bà con các dân tộc thiểu số Đan Lai vùng biên giới Môn Sơn có thêm thu nhập cải thiện đời sống, đầu năm 2015 Phòng NN-PTNT huyện Con Cuông (Nghệ An) triển khai Dự án trồng chuối tiêu hồng tại bản Cửa Rào, xã Môn Sơn. Đây là dự án được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên..

Cậu học trò dân tộc Thái đam mê môn lịch sử

Bằng sự đam mê của mình, em Lô Đức Mạnh (ảnh), quê ở huyện miền núi rẻo cao Quế Phong (Nghệ An) đã “bén duyên” với môn lịch sử. Em là học sinh người dân tộc thiểu số (dân tộc Thái) duy nhất của vùng đất học xứ Nghệ đoạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử trong năm học 2015-2016 vừa qua.

Khó khăn trong phát triển đảng viên dân tộc thiểu số ở Tương Dương

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở đảng nhưng hiện nay, công tác phát triển đảng viên vùng dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Tương Dương vẫn gặp nhiều khó khăn. Để giải bài toán này, cấp ủy đảng tại địa phương đang nỗ lực với nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, số lượng đảng viên vùng dân tộc thiểu số.

Hai gương mặt vượt khó học giỏi

H’Lê Na Niê (dân tộc Ê-đê) và Lô Đức Mạnh (dân tộc Thái) là hai học sinh dân tộc thiểu số đoạt giải cao trong kỳ thi quốc gia, giành điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt và biểu dương.

1.352 trẻ em Nghệ An được cấp số định danh cá nhân

Quế Phong (Nghệ An) là một trong những huyện miền núi 30a đầu tiên của cả nước, nơi hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Mông, Khơ Mú sinh sống triển khai thí điểm việc truy cập, kích hoạt tài khoản và nhập thông tin vào hệ thống khai sinh điện tử, cấp số định danh cá nhân.

Để dành gạo nếp tặng thầy

Sắp đến Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, trên các bản làng miền tây xứ Nghệ, rất nhiều bó hoa rừng đã được các em học sinh dân tộc thiểu số hái về, trang trí thật đẹp để tặng thầy cô giáo của mình.

Cậu học trò vùng cao mê Sử

“Em thấy lịch sử có rất nhiều bài học có giá trị với cuộc sống hiện tại và cả tương lai. Em mong ai cũng hiểu biết về lịch sử của dân tộc mình, đặc biệt là các bạn trẻ”, Lô Đức Mạnh tâm sự. Mạnh là học trò duy nhất của vùng cao xứ Nghệ có mặt tại lễ Tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi toàn quốc diễn ra vào tháng 11 sắp tới.

Giám sát việc thực hiện chính sách cử tuyển, tuyển dụng cán bộ là người DTTS

Chiều ngày 21/10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh làm việc với Đoàn công tác Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về khảo sát việc thực hiện chính sách cử tuyển, tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số và tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc thiểu số dưới 1.000 người.

Phụ nữ dân tộc thiểu số: Những bông hoa đẹp giữa đại ngàn

Những năm qua, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) luôn nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, năng động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của quê hương, đất nước. Nhiều chị em đã tham gia vào các phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động, thực hiện hiệu quả công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng Kinh tế xã hội tại các địa phương. Thành đạt, tự tin hơn, đảm đang, trung hậu… chính là hình ảnh đẹp của người phụ nữ miền Tây xứ Nghệ trong thời kỳ đổi mới.

Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Khánh Hòa đến thăm và làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An

Chiều ngày 27/9/2016 Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã đón tiếp và làm việc với Đoàn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Khánh Hòa. Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An có đồng chí Lương Thanh Hải - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban cùng các đồng chí Phó Trưởng Ban, các đồng chí Trưởng, Phó phòng chuyên môn của Ban; về phía Đoàn đại biểu của tỉnh Khánh Hòa có 52 đại biểu do đồng chí Lê Quang Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa làm trưởng đoàn.

Để học sinh vùng sâu, vùng xa hết cảnh 'tay không đến trường'

Năm học mới 2016 -2017 bắt đầu được một tháng song tại một số địa phương, đặc biệt ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trẻ em vẫn thiếu sách vở đến trường. Lý do tại bão lũ, vì điều kiện của cha mẹ học sinh và do một số địa phương “cắt” chương trình hỗ trợ sách, bút cho học sinh DTTS.

Quế Phong: Trưởng bản Mông năng động

Bản Minh Châu xã Tri Lễ huyện Quế Phong - có gần 80 hộ, với 365 khẩu. chủ yếu là đồng bào dân tộc 8 bản Mông di dời về khu kinh tế mới theo dự án xóa bỏ trồng cây thuốc phiện. Với đặc thù 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí hạn chế, tư duy làm ăn phát triển kinh tế manh mún lạc hậu ... Nhưng nay , đòi sống của bà con ở đây có nhiều đổi thay, Có được điều đó chính là nhờ sự năng động, sáng tạo của Người trưởng bản trẻ Xồng Bá Cha.

TOP