Nhà đẹp

Hai cây cảnh mini để bàn vừa dễ trồng vừa hợp phong thủy đang "hot hit" nhất hiện nay

Hai loại cây để bàn cực xinh xắn và đang rất "hot" dưới đây sẽ góp phần mang lại may mắn, “hút tài lộc” vào không gian sống và làm việc của bạn.

Cây cẩm nhung

Cây cẩm nhung có lá mỏng, thân ngắn, dễ trồng và không cần chăm sóc quá nhiều. Cây rất thích hợp làm cây để bàn, các gân lá màu trắng nổi bật tạo thành các họa tiết tự nhiên sặc sỡ. Ngoài màu sắc đặc biệt, lá cây có mùi thơm mà ai ngửi cũng thấy thích.

Trong phong thủy cây được coi như là linh vật mang lại sự may mắn, phúc lộc cho gia đình. Bạn có biết, theo một nghiên cứu khoa học tại trường đại học hàng đầu thế giới Harvard, màu xanh diệp lục có khả năng giúp tăng tới 20% trí nhớ!

Ảnh minh họa.

1. Vị trí đặt cây cẩm nhung

Mặc dù cẩm nhung cũng là cây cảnh mini nhưng lại khác với các cây khác ở cách chăm sóc. Loài cây này rất khỏe và gần như không cần chăm sóc gì. Cây sống khỏe trong mọi thời tiết. Cho dù là nắng, mưa hay bão, chúng ta chỉ cần duy trì cho cây có ít ánh sáng là đủ. Vậy nên vị trí đặt cây cũng rất dễ.

Cây cẩm nhung có thể đặt ở trên bàn làm việc, trong phòng khách, phòng ngủ… Và đặc biệt khi để trên bàn làm việc cây sẽ giúp hút tia bức xạ có hại từ máy tính, bảo vệ cho sức khỏe của bạn.

Ảnh minh họa.

Nhà vệ sinh: cây sống được trong môi trường thiếu sáng và có tác dụng xua đuổi côn trùng nên có thể để cây trong nhà vệ sinh.

Cạnh tivi, trên nóc tủ lạnh: vì cây có tác dụng hấp thụ bức xạ nên đây sẽ là một vị trí tuyệt vời để cây thể hiện tác dụng của mình.

Bạn có thể bày cây bên cạnh cửa sổ, khung tranh và còn rất nhiều nơi khác dành cho chậu cây đáng yêu này.

2. Ý nghĩa cây cẩm nhung

Ngoài ý nghĩa mang lại nhiều may mắn cây cẩm nhung còn có thể mang lại cảm giác thoải mái, giảm áp lực, stress nên có thể chữa được bệnh trầm cảm. Chính vì thế mà nếu bạn tặng ai đó chậu cẩm nhung sẽ mang ý nghĩa chúc may mắn. Mong người đó có cuốc sống tốt đẹp, vui vẻ, không lo âu, muộn phiền.

Ảnh minh họa.

Ý nghĩa thực tiễn: Cây cẩm nhung có tác dụng hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử rất tốt, nhất là khi bạn để chúng cạnh máy tính cá nhân của mình. Những tia này thường gây ra những bệnh nguy hiểm cho mắt và da, tăng nguy cơ ung thư…

Ý nghĩa phong thủy: Các gân lá chạy xuyên suốt từ cuống xuống ngọn lá tượng trưng cho sự lưu thông mạnh mẽ của trí tuệ. Trí tuệ thông thái, tinh thần thoải mái sẽ giúp chủ nhân phát lộc, thăng tiến mọi đường.

3. Chăm sóc cây cẩm nhung

Nhiệt độ: Nhiệt độ sinh trưởng tốt của cây cẩm nhung là từ 10 – 30 độ C . Ở trong nhiệt độ này cây phát triển mạnh, lá cây xanh tốt. Các gân lá đều nhìn rất thích mắt.

Ánh sáng: Cây cẩm nhung ưa ánh sáng nhẹ, có thể phát triển tốt dưới đèn huỳnh quang, thích hợp để trong nhà. Bạn lưu ý không để cây dưới ánh nắng trực tiếp nhé. Lý tưởng nhất là để cây ở trong nhà nơi gần cửa sổ, để cây đón được lượng ánh sáng vừa phải.

Ảnh minh họa.

Nước tưới: Bạn nên tưới nước cho cây đều đặn, 2-3 lần/tuần, vào những ngày trời nóng thì có thể tưới nhiều hơn vì cây rất dễ bị mất nước. Đặc biệt, nước mưa là loại nước vô cùng tốt để tưới cây vì trong nước mưa có rất nhiều khoáng chất giúp cây luôn xanh tươi và khỏe khoắn.

Dinh dưỡng: Là một chậu cây để bàn nên việc chọn dinh dưỡng cho cây cũng khá quan trọng. Không nên sử dụng những loại phân bón hữu cơ vì nó sẽ khiến không gian làm việc của bạn không sạch sẽ. Một vài viên B1 sẽ là lựa chọn thích hợp nhất dành cho chậu cây.

Cây cẩm nhung bị héo: Cẩm nhung có đặc điểm rất hay đó là khi bạn quên không tưới cây sẽ có hiện tượng khô héo lá nhưng không phải đó là do cây sắp chết, khi thấy cây héo như vậy bạn hãy đem cây ngâm vào chậu nước 30 phút cây sẽ tươi trở lại như ban đầu sau từ 5 – 10 tiếng sau đó.

Cây đuôi công

Cây đuôi công có tên khoa học là Calathea makoyana, xuất xứ từ Nam Mỹ. Cây đuôi công có nhiều loại: cây đuôi công xanh, cây đuôi công tím, cây đuôi công đỏ.

Ảnh minh họa.

1. Ý nghĩa của cây đuôi công

Cây đuôi công còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt, người ta quan niệm cây thường mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ nên rất được ưa chuộng dùng để làm những món quà tặng cho bạn bè hoặc người thân.

2. Tác dụng thực tiễn cây đuôi công

Hấp thụ bức xạ có hại từ máy tính điện thoại, bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi những bệnh nan y nguy hiểm.

Trang trí nội thất: Cây thường được trồng làm cây cảnh trong nhà, giúp căn phòng trở nên đẹp và sinh động hơn.

Mang lại không gian xanh cho nơi làm việc: Bàn làm việc nhàm chán khi có sự xuất hiện của chậu cây bỗng nhiên trở lên sáng hơn, tươi đẹp hơn và có thêm sức sống.

Ảnh minh họa.

Giúp bạn có thêm động lực để làm việc: Tăng cường hiệu quả làm việc lên tới 15% và tăng trí nhớ lên tới 20% (theo một nghiên cứu khoa học vào năm 2012 tại đại học Yale của Mỹ).

Giúp bạn thêm yêu đời: Vẻ đẹp sinh động của cây còn tạo cho bạn cảm hứng bất tận, yêu thiên nhiên và cuộc sống hơn, đồng thời giải tỏa tâm lý hiệu quả.

Bộ lá to tròn của cây còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, tạo cho bầu không gian của bạn luôn trong lành, tươi mát. Cây giúp giảm kích ứng da, ngăn ngừa dị ứng, cân bằng nhiệt độ bề mặt cơ thể.

3. Ý nghĩa phong thủy cây đuôi công

Cây đuôi công thuộc hành mộc trong ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ.

Ảnh minh họa.

Cây có màu xanh có tác dụng hạ hỏa, giảm bớt tính nóng nảy. Đưa các mối quan hệ của bạn dĩ hòa vi quý hơn. Làm tinh thần của bạn trở lên sảng khoái hơn. Sự thanh thản, nhẹ nhàng sẽ đến với bạn. Đó cũng chính là lí do ở nhiều công ty và văn phòng sử dụng loài cây có màu xanh làm cây trưng bày.

4. Cách chăm sóc cây đuôi công

Đất trồng: hỗn hợp than bùn, chất mùn, rêu, cát. Bón phân pha loãng từ giữa mùa xuân đến mùa thu, 2 tuần/lần, bổ sung thêm nitơ và sắt cho cây.

Ánh sáng: Cây đuôi công thuộc họ cây ưa bóng, thích hợp với bóng râm, tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp. Môi trường văn phòng không có ánh sáng mặt trời là điều đáng lo ngại đối với những loài cây khác nhưng đối với cây đuôi công thì không.

Ảnh minh họa.

Nhiệt độ: Cây đuôi công thuộc họ cây ưa ẩm và có xuất xứ từ rừng rậm nhiệt đới nên cây thích hợp với sự ấm áp, nhiệt độ phòng 21-39°C.

Độ ẩm: Độ ẩm của cây rất dễ điều chỉnh. Cây có thể sống trong môi trường độ ẩm cao như ngoài trời mưa hoặc trong các văn phòng, công sở độ ẩm thấp.

Nước tưới: Tưới cho cây định kì 2 ngày/lần sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nhanh chóng cho ra lá và cây con.

Tác giả: TP

Nguồn tin: Pháp luật & Bạn đọc

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP