Cho tới khi bị đóng cửa, trụ sở của đại sứ quán giả này nằm tại một tòa nhà hai tầng màu hồng với quốc kỳ Mỹ được treo ở bên ngoài, bên trong có một bức ảnh chân dung của Tổng thống Barack Obama, Guardian đưa tin.
Đại sứ quán Mỹ giả mạo ngang nhiên tồn tại suốt 10 năm, (Ảnh: Guardian)
"Cơ sở này không phải do chính phủ Mỹ mà là do một băng nhóm tội phạm người Ghana và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có một công tố viên người Ghana chuyên về luật tội phạm điều hành", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một thông báo.
Các lãnh sự và nhân viên sứ quán do những người Thổ Nhĩ Kỳ nói tiếng Anh và tiếng Hà Lan đóng giả. Các nhà điều tra cũng phát hiện một đại sứ quán Hà Lan giả mạo.
Mặc dù tồn tại phi pháp nhưng nhóm tội phạm này chuyên cung cấp thị thực (visa) hợp pháp và giấy tờ chứng minh nhân thân giả, bao gồm giấy khai sinh với giá 6.000 USD/bản.
Trong suốt chiến dịch truy quét, các nhà chức trách cũng thu giữ hàng loạt thị thực (cả giả mạo và hợp pháp) tới Ấn Độ, Nam Phi và khu vực Schengen cùng 150 hộ chiếu tới từ 10 quốc gia khác nhau.
Đại sứ quán Mỹ tại Ghana nằm tại một khu vực đắt đỏ nhất ở thủ đô Accra. (Ảnh: Guardian)
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ không nói rõ làm cách nào mà nhóm tội phạm này có được những thị thực hợp pháp hay có bao nhiêu người được tin là đã vào Mỹ một cách trái phép và bao nhiêu quốc gia đang sử dụng những thị thực giả do chúng làm ra.
"Các nhóm tội phạm điều hành hoạt động này có thể đã mua chuộc các quan chức tham nhũng để có được những giấy tờ hợp pháp chưa điền thông tin", thông báo cho biết thêm.
Hiện cơ quan điều tra tội phạm Ghana vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này.
Các nước châu Phi vốn có nhu cầu lớn đối với thị thực vào Mỹ và các nước phương Tây. Chính vì vậy, thị trường thị thực đã trở thành một miềng mồi lớn cho các tội phạm có tổ chức.
Đại sứ quan Mỹ tại Ghana đặt trụ sở tại một khu phức hợp kiên cố ở Cantonments, một trong những khu vực đắt nhất thủ đô Accra. Ngày nào cũng có cả dòng người xếp hàng bên ngoài để xin thị thực và thủ tục khác.
Tác giả bài viết: Sầm Hoa
Nguồn tin: