Pháp luật

Lật lại hồ sơ vụ bắt cóc con phi công nổi tiếng nước Mỹ

Sự kiện con trai của phi công nổi tiếng Charles Lindbergh bị bắt cóc thu hút sự quan tâm giới chức và truyền thông Mỹ. Chính quyền và gia đình treo thưởng cho ai tìm thấy đứa trẻ.

Tối 1/3/1932, phi công Charles Lindbergh, cha của bé Charles A. Lindbergh Jr. ở trong phòng đọc sách. Nghe tiếng động lạ, ông đoán có đồ vật gì đó trong bếp rơi xuống.
Cậu bé Charles A. Lindbergh Jr. tại sinh nhật tròn 1 tuổi. Ảnh: NY Daily News.

Bức thư trên khung cửa sổ

Khoảng hơn một giờ sau, Anne Morrow (vợ viên phi công) phát hiện con trai 20 tháng tuổi không còn nằm trong nôi. Bà đã la hét thất thanh gọi chồng.

Đại tá Lindbergh vội chạy lên phòng lục soát và phát hiện phong thư trên khung cửa sổ. Nam phi công đoán bà vú đã mang đứa bé đi.

Chỉ vào phút sau khi cảnh sát, quân đội có mặt tại hiện trường, các đài phát thanh cũng như các tờ báo địa phương đã đưa tin về vụ bắt cóc. Do cha của đứa trẻ là nhân vật nổi tiếng toàn thế giới sau khi thực hiện thành công chuyến bay từ Mỹ, xuyên Đại Tây Dương và hạ cánh an toàn tại Paris nên mọi nhất cử nhất động của ông và gia đình thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

“Thằng bé nằm được đặt vào cũi lúc 19h30. Chúng tôi sau đó vẫn thấy nó, bà vú còn chăm nó rất cẩn thận. Khi vợ tôi trở lại lúc 22h30, thằng bé đã biến mất”, đại tá Lindbergh kể lại. Trong khi đó, người vợ khẳng định: "Bọn chúng chắc chắn đã bắt cóc thằng bé qua cửa sổ".

Nỗi đau mất con khiến người phụ nữ không thể tự đứng vững, phải nhờ chồng rìu vào phòng khách.

Tên bắt cóc đã đeo găng tay và bọc đế giày

Cảnh sát Hopewell cùng bang New Jersey đã lục soát ngôi nhà và khu vực lân cận. Họ tìm thấy một chiếc thang cũ vứt lại gần một con đường đất nhỏ dẫn tới căn nhà, bên cạnh có vết lốp xe dừng lại.

Tuy nhiên, cảnh sát không tìm thấy dấu vân tay trên phong thư đòi tiền chuộc và chiếc thang. Họ tin rằng tên bắt cóc đã đeo găng tay và bọc đế giày, nhằm tránh để lại manh mối.

Bức thư đòi tiền chuộc được viết bằng tiếng Anh. Bản viết tay này có nhiều lỗi chính tả, sai về cấu trúc ngữ pháp và được nhận định là của một người gốc Đức. Phía cuối bức thư có chữ ký để lại.

Ở góc phía dưới bên phải có vẽ hai hình tròn được lồng vào nhau. Giữa hai vòng tròn được tô màu đỏ. Có ba lỗ bấm trên bức thư. Trên phong thì thư chỉ có duy nhất một vết bẩn nhỏ, không có dấu vân tay để lại.

Nội dung bức thư đòi tiền chuộc thứ nhất. Ảnh: NY Daily News.

Nội dung bức thư đòi tiền chuộc như sau: “Thưa ngài. Hãy chuẩn bị 50.000 USD, 25.000 USD loại tiền 20 USD, 15.000 USD loại tiền 10 USD và 10.000 USD loại tiền 5 USD. Sau 2 đến 4 ngày, chúng tôi sẽ thông báo cho ông địa điểm giấu thằng bé.

Chúng tôi cảnh báo rằng bất cứ thông báo nào với cảnh sát cũng sẽ khiến con trai ông gặp nguy hiểm”.

Một chiếc thang được tìm thấy gần căn nhà, cũng cho thấy nhiều khả năng kẻ bắt cóc đã đột nhập thông qua tầng 2, chứ không phải bằng cửa tầng 1 như dự đoán ban đầu của cảnh sát.

Người dân trong vùng cũng cho biết buổi chiều hôm trước, họ nhìn thấy một chiếc ôtô bí ẩn xuất hiện trước cửa ngôi nhà xảy ra vụ việc. Nó giống như chiếc xe 3 bánh, bên trong có 2 người đàn ông.

Người ngồi trong ôtô đã hỏi người dân địa phương hướng tới khu nhà của đại tá Lindbergh vào lúc 18h. Chiếc xe này mang biển số A-1153-N, sau đó được xác định là xe ăn trộm.

Quá trình khám nghiệm căn phòng, cảnh sát tìm thấy nhiều dấu chân có vết bùn. Xung quanh vườn ươm, cảnh sát cũng không phát hiện vết máu hay dấu vân tay nào. Những người làm trong gia đình và hàng xóm đều được thẩm vấn và nằm trong diện tình nghi.

Vụ án xảy ra, Tổng thống Mỹ Herbert Hoover cũng rất lưu tâm, dù theo luật thời đó, bắt cóc là tội phạm cấp tiểu bang. Chính vì vậy, sáng hôm sau xảy ra vụ án, ông Hoover yêu cầu cơ quan điều tra liên bang, lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quan và sở di trú liên bang hỗ trợ điều tra.

Chính quyền và gia đình treo khoản tiền thưởng 75.000 USD cho ai tìm được đứa bé.

*Mời độc giả đón đọc kỳ 2 lúc 7h ngày 19/6

Tác giả bài viết: Trà My

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP