Xã hội

Đến lượt ngư dân Thanh Hóa điêu đứng vì tàu thép chục tỷ liên tục hỏng

Nhiều con tàu vỏ thép của ngư dân Thanh Hóa đóng theo Nghị định 67 liên tục hỏng hóc, trục trặc sau mỗi lần ra khơi. Các chủ tàu rơi vào cảnh vừa sửa tàu, vừa cắm nhà trả nợ.

Ngư dân điêu đứng vì tàu vỏ thép Tàu vỏ thép cứ ra khơi đánh bắt là lại hỏng hóc khiến ngư dân Thanh Hóa rơi vào cảnh điêu đứng, nợ nần.
a1
Thời gian qua, 4 trong 7 chiếc tàu vỏ thép được đóng theo Nghị định 67 của ngư dân TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) phải liên tục nằm bờ sửa chữa vì thường xuyên bị hư hỏng.
a2
Ông Nguyễn Duy Muộn (phố Tiến Lợi, phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn), chủ chiếc tàu vỏ sắt mang tên Muộn Cương 01, mang số hiệu TH-93968 TS (công suất 829 HP), cho biết tàu của ông hạ thủy vào tháng 10/2016. Tàu do Công ty cổ phần Đại Dương (có địa chỉ tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình) đóng.
a3
Tàu của ngư dân Muộn có tổng vốn hơn 17,7 tỷ đồng (trong đó vốn vay ngân hàng 17 tỷ đồng, còn lại là vốn gia đình). "Chiếc tàu đã đi được 9 chuyến nhưng lần nào ra khơi cũng bị hỏng hóc rồi lại kéo về bờ", ông than thở.
a4
Theo chủ tàu, hệ thống điện trên tàu không lắp theo đúng khái toán được duyệt và không phù hợp với nghề. Điều này đã dẫn đến việc chấn lưu, bóng điện liên tục hư hại và cháy nổ trên tàu.
a5
Các mối hàn của dàn, sào thường xuyên bong ra khiến các con tàu không thể đánh bắt được thủy sản.
a6
Các chủ tàu cho hay ngoài ra, tàu vỏ sắt cũng thường xuyên hư hỏng ở nhiều vị trí như tời thủy lực, máy phát điện, chân vịt không lắp đúng... Thậm chí, có chiếc tàu bị gãy neo trong khi trú bão khiến nhiều ngư dân hốt hoảng.
a7
Việc tàu sắt thường xuyên nằm bờ vì hư hỏng khiến cuộc sống của các gia đình chủ tàu rơi vào cảnh khốn đốn. Họ lâm cảnh nợ nần, phải cắm nhà, cắm đất và vay mượn để trả cho ngân hàng mỗi quý hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, các chủ tàu còn phải trả lương cho mỗi thuyền viên hàng tháng dù đang làm ăn thua lỗ.
a8
Bức xúc vì chất lượng tàu vỏ thép không như hứa hẹn, nhiều chủ tàu đã chủ động ghi lại hình ảnh những lần hư hỏng làm bằng chứng và trình bày sự việc bằng văn bản đến các cơ quan chức năng.
a9
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, địa phương có tổng cộng 23 tàu vỏ thép được đóng theo Nghị định 67 nhưng mới đưa vào sử dụng thì đã có 15 chiếc tàu thường xuyên hư hỏng, ngư dân không thể đánh bắt.
Ông Nguyễn Đức Cường, Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa), cho biết Sở đã thành lập đoàn kiểm tra để nắm rõ tình hình hoạt động của các tàu vỏ thép. "Sau đó, Sở sẽ gửi công văn cho các đơn vị đóng tàu, đề nghị phối hợp với chủ tàu để khắc phục sự cố", ông Cường nói.

Tác giả bài viết: Nguyễn Dương

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP