Pháp luật

Từ vụ việc ông bố “đập sữa” tại siêu thị bị quy tội phá hoại tài sản: Không thể “đùa” với hành động “nóng”!

Liên quan đến vụ việc anh Nguyễn Cảnh Cường (ở TP.Vinh, Nghệ An) đập 7 hộp sữa ở siêu thị vì nghi rằng sữa ở đây không đảm bảo đã bị cơ quan chức năng bắt giữ vì hành vi phá hoại tài sản đang gây xôn xao dư luận thời gian qua. Dưới góc nhìn pháp lý, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lại Xuân Cường (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) về vấn đề này, phần nào nhằm giúp người tiêu cực tránh được những hành động đáng tiếc khi những cơn “nóng giận” bốc lên.

Vì sao ông bố đập phá 7 hộp sữa ở siêu thị vướng lao lý?
Chủ siêu thị vụ đập 7 hộp sữa: "Đưa họ vào tù, tôi đâu muốn!"
Chưa khởi tố vụ người cha đập 7 hộp sữa
Công bố sự thật bất ngờ vụ 'ông bố đập 7 hộp sữa bị bắt'
Vụ ông bố đập hộp sữa bị bắt giống vụ "con ruồi nửa tỉ đồng"?
Vụ đập 7 hộp sữa: Có đáng xử lý hình sự?
Chủ siêu thị Tú Bắc: "Chúng tôi không kiện vụ đập sữa"
Chủ siêu thị từng 'hỗ trợ 30 triệu đồng' cho ông bố... đập 5 hộp sữa
Nghệ An: Tạm giữ hình sự người đàn ông đập 7 hộp sữa trước siêu thị
Hai người đàn ông tới siêu thi đe dọa, lấy sữa ném ra đường
Hãng sữa lên tiếng vụ ông bố đập 5 hộp sữa trước siêu thị
Bắt giam ông bố đập 5 hộp sữa trước siêu thị
Bị công an bắt vì đập 5 hộp sữa trước cửa siêu thị
Thông tin bất ngờ vụ bố đến siêu thị đập phá vì nghi sữa giả
Người đàn ông ném sữa bột của con xuống đường nghi chứa bả sơn?

1041 WP 20131225 003
Luật sư Lại Xuân Cường.

Theo luật sư Cường, để có căn cứ và xác định tội danh của anh Nguyễn cần phải xác định được quyền sở hữu đối với 7 hộp sữa đó. Vì vậy, có thể xảy ra hai trường hợp, một là quyền sở hữu đó vẫn thuộc siêu thị, thứ 2 là của anh Cường. Đối với trường hợp thứ nhất, đặt giả thiết là anh Cường có mua, nhưng chưa thanh toán, như vậy là chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ theo quy định của bộ luật dân sự về trường hợp giao dịch dân sự chưa được hoàn thành thì trong trường hợp này anh Cường có khả năng bị xử lý về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác được quy định tại điều 143 Bộ Luật Hình sự (nếu 7 hộp sữa đó có giá trị tài sản trên 2 triệu đồng).

Trường hợp thứ hai là trường hợp anh Cường đã mua và đã thanh toán tiền cho siêu thị. Ở đây, giao dịch dân sự đã được hoàn thành tức là quyền sở hữu 7 hộp sữa là của anh Cường, vì vậy nếu anh Cường có đập 7 hộp sữa thì không vi phạm vào các quy định của điều 143 của Bộ luật Hình sự hoặc đối với các quy định pháp luật khác…

1039 1469248814 ong bo dap sua truoc cong sieu thi
Ông bố đập 5 hộp sữa trước siêu thị vì nghi sữa giả.

Trong trường hợp người tiêu dùng mua phải hàng hóa kém chất lượng, theo Luật sư Cường: Người tiêu dùng phải thật sáng suốt, bình tĩnh trao đổi lại với nhà cung cấp về chất lượng của sản phẩm. Hiện nay, Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng có các quyết định liên quan để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong trường hợp mà người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi. Tại Điều 25 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng đã nêu rất rõ khi phát hiện ra vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ mà gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc lợi ích của người tiêu dùng thì người tiêu dùng hoặc là tổ chức có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng.

Trong trường hợp này, cụ thể là cơ quan quản lý cấp huyện, để đề nghị quyền lợi của người tiêu dùng và ngược lại thì người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội khi có yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc lợi ích Nhà nước hoặc tổ chức của tổ chức công cộng khác thì cũng phải có nghĩa vụ chứng minh và cung cấp thông tin liên quan đến việc vi phạm của tổ chức hoặc cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng hoặc hàng nhái, hàng giả. Việc can thiệp xử lý có thể thông qua các cách như là thương lượng, hòa giải. Nếu như không thương lượng, hòa giải được tại các cơ quan quản lý cấp huyện được thì người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội có thể khởi kiện, yêu cầu nhà cung cấp để bồi thường những cái thiệt hại mà xảy ra tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Theo quy định của pháp luật, muốn khởi kiện nhà cung cấp, người tiêu dùng phải liên hệ với tòa án nhân dân có thầm quyển. Cụ thể là nơi cư trú của tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa kém chất lượng hoặc hàng nhái, hàng giả đó. Để chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện thì người tiêu dùng cần có các căn cứ, chứng cứ để chứng minh sản phầm hoặc dịch vụ đó do nhà cung cấp đối với mình kém chất lượng thì những căn cứ này cũng có thể được xác định bằng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như là việc giám định chất lượng sản phẩm, hoặc cơ quan Nhà nước công bố là sản phầm đó kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả.

Khoảng 17h ngày 14.7, Nguyễn Cảnh Cường (SN 1988, ở phường Hà Huy Tập, TP.Vinh) cùng Nguyễn Văn Hùng (SN 1967, ở xã Nghi Phú, TP.Vinh) đến siêu thị Tú Bắc (số 77 đường Đinh Công Tráng, TP.Vinh, Nghệ An) vào bên trong siêu thị lấy 7 hộp sữa ra ngoài ném xuống vỉa hè, lòng đường ngay trước cửa hàng vì cho rằng sữa mua ở siêu thị không đảm bảo chất lượng dẫn đến việc con anh ta uống vào bị tiêu chảy. Đến ngày 21.7, Công an TP.Vinh đã bắt giữ Nguyễn Cảnh Cường và Nguyễn Văn Hùng về hành vi hủy hoại tài sản.

Tác giả bài viết: H.Duy

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP