► V.League 2016: "Kịch" nhạt hơn V.League 2015 (Kỳ 1)
Chuyện từ cuộc họp BCH
Tại cuộc họp Ban chấp hành VFF hôm 11/8, trong bối cảnh vấn đề trọng tài được mổ xẻ cao trào – Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF ông Võ Quốc Thắng đã xoa dịu những cái đầu nóng bằng tin vui là các nhà tài trợ đánh giá công tác tổ chức mùa bóng năm nay… tốt hơn năm ngoái, thay vì nói bi quan như bầu Đức phát biểu trước đó.
Dẫu vậy, bầu Thắng nói về các điểm đáng chú ý là công tác trọng tài, khán giả và chuyện CĐV không chính thức mang loa, pháo sáng vào sân. Bầu Thắng đã thẳng thắn đánh giá và nhìn nhận vấn đề trước bá quan có mặt tại cuộc họp.
Bầu Thắng cho rằng rất đau lòng khi công tác trọng tài mắc những sai lầm quá nghiêm trọng, sai lộ liễu trong mùa bóng 2016. Đó là một phần trách nhiệm của những người tổ chức cùng VPF khi họ có quyền nhưng lại không thể hiện quyền trong việc cân nhắc mời trọng tài điều hành.
Về khán giả, bầu Thắng… trách Phó chủ tịch VFF ông Đoàn Nguyên Đức có một phần lỗi khi để cho bộ ba Xuân Trường - Tuấn Anh - Công Phượng ra nước ngoài. Bởi những ngôi sao này ở lại sẽ giúp cho giải đấu có khán giả đông hơn.
Về chuyện CĐV mang loa vào sân, bầu Thắng khẳng định sẽ cương quyết xử lý theo quy định của giải đấu. Nếu CĐV muốn mang loa vào sân thì chờ sang năm ban ra quy chế được Tổng cục TDTT phê duyệt, khi đó sẽ được chơi thoải mái.
Cả ba vấn đề kể trên được bầu Thắng nêu ra trước cuộc họp đều quan trọng để phản ánh bộ mặt của V.League 2016. Nó còn liên quan đến cách xử lý và điều hành của những người tổ chức giải.
Đến thành công của V.League 2016
"Mùa 2016 của giải đấu cao nhất bóng đá Việt thành công" là khẳng định của Tổng giám đốc VPF ông Cao Văn Chóng về V.League 2016. Điển hình nhất mà ông Chóng nêu ra là giải đấu hạ màn kịch tính đến tận phút cuối cùng mới xác định được nhà vô địch.
Ông Cao Văn Chóng cho rằng sự thành công của V.League 2016 là điều có thể tự tin xác định được. Vị Tổng giám đốc VPF kể những cái mới như bảo hiểm cho cầu thủ, chuyện bình xịt tự hủy cho trọng tài, nghỉ uống nước giữa hiệp. Những chi tiết nhỏ này tạo ra nét mới và kết hợp với màn hạ kịch tính đã tạo nên thành công.
Thực tế, V.League 2016 có những nét mới chưa được điểm hết là VPF yêu cầu các đội bóng để logo giải đấu trên cây để bóng, chụp hình toàn đội với banner có logo giải đấu nằm ở giữa. Đây là ý tưởng mà VPF đã “học” theo cách làm của CLB Đồng Tháp ở mùa bóng 2015.
VPF cũng quyết định dùng bóng Grand Sport của Thái Lan và nghỉ chơi với Động Lực sau hơn cả chục năm gắn bó. Sau 4 vòng đấu, VPF bất ngờ bỏ hàng Thái để tái duyên Động Lực, một sự thay đổi gây xôn xao trong dư luận một thời gian.
Một điểm mới khác là VPF đã ký hợp tác với Sportradar nhằm có phương pháp chống tiêu cực cho mùa bóng 2016. Tuy nhiên, V.League 2016 vẫn xuất hiện chuyện CLB Đồng Tháp nghi ngờ một số cầu thủ dính tiêu cực, hay các trận đấu bất ngờ có tỷ số cao khó hiểu trong dịp EURO 2016.
VPF có thành công?
Tại cuộc họp ngày 28/10/2015, VPF đã thay đổi lớn về thượng tầng khi ông Phạm Ngọc Viễn nhường chức Tổng giám đốc VPF cho ông Cao Văn Chóng (tính từ ngày 13/11/2015). Một cuộc thay đổi muốn tạo nên làn gió mới cho VPF. Mục đích cao nhất là giúp cho các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam phát triển tốt từ cách tổ chức đến xây dựng hình ảnh.
V.League 2016 có những nét tích cực, nét mới trong cách điều hình và tổ chức giải là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu nhìn từ 2 phát biểu của bầu Thắng cùng ông Cao Văn Chóng thì khó có thể thuyết phục được dư luận, nói như ông Chóng là giải đấu thành công.
Từ những người đứng đầu VFF đến VPF đều khẳng định chắc nịch là công tác trọng tài ở V.League 2016 là một thảm họa trong nhiều mùa bóng trở lại đây. Đó là vấn đề chuyên môn của giải đấu và ai cũng có thể thấy V.League 2016 thất bại về công tác trọng tài, thậm chí là nỗi xấu hổ lớn.
Về công tác tổ chức, VPF dính liên tiếp những vụ lùm xùm với CĐV T.Quảng Ninh. Thậm chí, câu chuyện ấy âm ĩ và kéo dài đến gần cuối giải đấu và mang tiếng cười cho dư luận.
Chuyện từ cuộc họp BCH
Tại cuộc họp Ban chấp hành VFF hôm 11/8, trong bối cảnh vấn đề trọng tài được mổ xẻ cao trào – Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF ông Võ Quốc Thắng đã xoa dịu những cái đầu nóng bằng tin vui là các nhà tài trợ đánh giá công tác tổ chức mùa bóng năm nay… tốt hơn năm ngoái, thay vì nói bi quan như bầu Đức phát biểu trước đó.
Dẫu vậy, bầu Thắng nói về các điểm đáng chú ý là công tác trọng tài, khán giả và chuyện CĐV không chính thức mang loa, pháo sáng vào sân. Bầu Thắng đã thẳng thắn đánh giá và nhìn nhận vấn đề trước bá quan có mặt tại cuộc họp.
Bầu Thắng cho rằng rất đau lòng khi công tác trọng tài mắc những sai lầm quá nghiêm trọng, sai lộ liễu trong mùa bóng 2016. Đó là một phần trách nhiệm của những người tổ chức cùng VPF khi họ có quyền nhưng lại không thể hiện quyền trong việc cân nhắc mời trọng tài điều hành.
Trọng tài Phùng Đình Dũng mắc sai lầm nghiêm trọng khi không công nhận bàn thắng hợp lệ của Uche. Ảnh: Bá Duy.
Về khán giả, bầu Thắng… trách Phó chủ tịch VFF ông Đoàn Nguyên Đức có một phần lỗi khi để cho bộ ba Xuân Trường - Tuấn Anh - Công Phượng ra nước ngoài. Bởi những ngôi sao này ở lại sẽ giúp cho giải đấu có khán giả đông hơn.
Về chuyện CĐV mang loa vào sân, bầu Thắng khẳng định sẽ cương quyết xử lý theo quy định của giải đấu. Nếu CĐV muốn mang loa vào sân thì chờ sang năm ban ra quy chế được Tổng cục TDTT phê duyệt, khi đó sẽ được chơi thoải mái.
Cả ba vấn đề kể trên được bầu Thắng nêu ra trước cuộc họp đều quan trọng để phản ánh bộ mặt của V.League 2016. Nó còn liên quan đến cách xử lý và điều hành của những người tổ chức giải.
Đến thành công của V.League 2016
"Mùa 2016 của giải đấu cao nhất bóng đá Việt thành công" là khẳng định của Tổng giám đốc VPF ông Cao Văn Chóng về V.League 2016. Điển hình nhất mà ông Chóng nêu ra là giải đấu hạ màn kịch tính đến tận phút cuối cùng mới xác định được nhà vô địch.
Ông Cao Văn Chóng cho rằng sự thành công của V.League 2016 là điều có thể tự tin xác định được. Vị Tổng giám đốc VPF kể những cái mới như bảo hiểm cho cầu thủ, chuyện bình xịt tự hủy cho trọng tài, nghỉ uống nước giữa hiệp. Những chi tiết nhỏ này tạo ra nét mới và kết hợp với màn hạ kịch tính đã tạo nên thành công.
Thực tế, V.League 2016 có những nét mới chưa được điểm hết là VPF yêu cầu các đội bóng để logo giải đấu trên cây để bóng, chụp hình toàn đội với banner có logo giải đấu nằm ở giữa. Đây là ý tưởng mà VPF đã “học” theo cách làm của CLB Đồng Tháp ở mùa bóng 2015.
Sự khác biệt rất rõ giữa 2 tấm hình của Đồng Tháp ở mùa bóng 2015 và 2016.
VPF cũng quyết định dùng bóng Grand Sport của Thái Lan và nghỉ chơi với Động Lực sau hơn cả chục năm gắn bó. Sau 4 vòng đấu, VPF bất ngờ bỏ hàng Thái để tái duyên Động Lực, một sự thay đổi gây xôn xao trong dư luận một thời gian.
Một điểm mới khác là VPF đã ký hợp tác với Sportradar nhằm có phương pháp chống tiêu cực cho mùa bóng 2016. Tuy nhiên, V.League 2016 vẫn xuất hiện chuyện CLB Đồng Tháp nghi ngờ một số cầu thủ dính tiêu cực, hay các trận đấu bất ngờ có tỷ số cao khó hiểu trong dịp EURO 2016.
VPF có thành công?
Tại cuộc họp ngày 28/10/2015, VPF đã thay đổi lớn về thượng tầng khi ông Phạm Ngọc Viễn nhường chức Tổng giám đốc VPF cho ông Cao Văn Chóng (tính từ ngày 13/11/2015). Một cuộc thay đổi muốn tạo nên làn gió mới cho VPF. Mục đích cao nhất là giúp cho các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam phát triển tốt từ cách tổ chức đến xây dựng hình ảnh.
V.League 2016 có những nét tích cực, nét mới trong cách điều hình và tổ chức giải là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu nhìn từ 2 phát biểu của bầu Thắng cùng ông Cao Văn Chóng thì khó có thể thuyết phục được dư luận, nói như ông Chóng là giải đấu thành công.
Từ những người đứng đầu VFF đến VPF đều khẳng định chắc nịch là công tác trọng tài ở V.League 2016 là một thảm họa trong nhiều mùa bóng trở lại đây. Đó là vấn đề chuyên môn của giải đấu và ai cũng có thể thấy V.League 2016 thất bại về công tác trọng tài, thậm chí là nỗi xấu hổ lớn.
Về công tác tổ chức, VPF dính liên tiếp những vụ lùm xùm với CĐV T.Quảng Ninh. Thậm chí, câu chuyện ấy âm ĩ và kéo dài đến gần cuối giải đấu và mang tiếng cười cho dư luận.
Giải thưởng Hội CĐV xuất sắc nhất tháng 7 trở thành trò cười cho dư luận. Ảnh VPF
Từ cương quyết cấm CĐV mang loa vào sân, VPF tự “xé” văn bản sau “cuộc bóng bàn” riêng với Hội CĐV T.Quảng Ninh. Đỉnh điểm sự bi hài là chính VPF bị Hội CĐV đất Mỏ từ chối nhận giải Hội CĐV xuất sắc nhất tháng 7 và VPF chọn một CĐV lạ luôn nhận giải.
Về khán giả, không chỉ xuất hiện cảnh tượng nhiều sân vắng hoe ở những vòng cuối, có lẽ chính ông Cao Văn Chóng là người hiểu nhất khi nhiều lần chứng kiến cảnh tượng CĐV đốt pháo sáng trên khán đài. CĐV đốt mọi lúc mọi nơi, từ ngoài sân đến khán đài và ngay cả lúc… chào cờ cũng đốt.
Ngay cả cái kết kịch tính được xem là thành công như lãnh đạo VPF nói, đối với không ít CĐV, là một trò lố của giải đấu. Như Chủ tịch Hội CĐV bóng đá Việt Nam – ông Trần Hữu Nghĩa nói thì HN.T&T vô địch chỉ làm cho giải đấu… bể hơn. Còn CĐV SLNA, Hải Phòng giăng băng rôn đả kích về một ông chủ có nhiều đội bóng.
Một giải đấu có nhà vô địch không được dư luận ủng hộ. Chuyện trọng tài trở thành nỗi xấu hổ, khiến khán giả mất niềm tin. Ban tổ giải ra văn bản cấm rồi tự “xé”, trao giải Hội CĐV xuất sắc không ai nhận... Tất cả khiến cho giải đấu giống như bức tranh đầy màu xám nhưng nghịch lý là VPF đánh giá thành công.
Thành công ấy chẳng phải là thành công kiểu VPF?
Tác giả bài viết: Hoài Anh