Trong tỉnh

Điều chuyển 39,848Km đường bộ địa phương giao UBND huyện, thành, thị và Tỉnh đoàn quản lý

Ngày 19/3, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 600/QĐ-UBND điều chuyển một số đoạn tuyến đường bộ địa phương đã được Bộ GTVT điều chỉnh từ các đoạn tuyến quốc lộ thành đường địa phương và giao UBND các huyện, thành phố, thị xã, Tỉnh đoàn tiếp nhận tài sản, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác với tổng chiều dài 39,848Km.

Cụ thể, UBND huyện Nghĩa Đàn quản lý 05 đoạn tuyến, tổng chiều dài 7,934Km. UBND thị xã Thái Hòa quản lý 03 đoạn tuyến, tổng chiều dài 4,08Km. UBND huyện Tân Kỳ quản lý 07 đoạn tuyến, tổng chiều dài 12,6Km. UBND huyện Đô Lương quản lý 05 đoạn tuyến, tổng chiều dài 2,242Km. UBND huyện Nam Đàn quản lý 07 đoạn tuyến, tổng chiều dài 4,98Km. UBND huyện Diễn Châu quản lý 01 đoạn tuyến, tổng chiều dài 0,55Km. UBND huyện Quỳnh Lưu quản lý 01 đoạn tuyến, tổng chiều dài 2,75K m. UBND thị xã Hoàng Mai quản lý 01 đoạn tuyến, tổng chiều dài 0,1Km. UBND huyện Nghi Lộc quản lý 01 đoạn tuyến, tổng chiều dài 0,55Km. UBND thành phố Vinh quản lý 02 đoạn tuyến, tổng chiều dài 0,812Km. Tỉnh đoàn quản lý 01 đoạn tuyến, tổng chiều dài 32,5Km.

UBND tỉnh giao Sở GTVT tổ chức thực hiện các thủ tục bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho UBND các huyện, thành phố, thị xã theo quy định và giải quyết các vấn đề liên quan đảm bảo công tác quản lý, khai thác được thực hiện liên tục và không ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến. Đồng thời, phối hợp với Khu Quản lý đường bộ II, Công ty TNHH 2 TV BOT QL.1A CIENCO 04 -TCT 319 để thực hiện các thủ tục bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh theo quy định. Thực hiện rà soát, cập nhật lại số liệu tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Sở GTVT quản lý theo quy định.

UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp nhận tài sản, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định. Bổ sung các đoạn tuyến đường bộ được giao quản lý vào quy hoạch vùng cấp huyện giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Căn cứ vào nhu cầu, khả năng, điều kiện hoạt động của tuyến đường để đề xuất cấp quy hoạch phù hợp với thực tế. Chỉ đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Quản lý đô thị phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện đăng ký lại lý trình, điều chỉnh lại cột Km, hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn và các vấn đề khác có liên quan theo quy định. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương, phối hợp với Sở GTVT triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Tỉnh đoàn tiếp nhận tài sản, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định.

Tác giả: Kim Oanh (tổng hợp)

Nguồn tin: nghean.gov.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP