LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Hải, hiện đang sinh sống và làm việc tại Canada, với mong muốn mỗi con người đều có khả năng tiếp cận ngày càng dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, chi phí thấp hơn với giáo dục và đảm bảo cho xã hội có những con người có kỹ năng và có trình độ, hôm nay tác giả muốn chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề này.
Để rộng đường dư luận, tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả toàn bộ ý kiến này.
Trong bài viết này tôi chia sẻ góc nhìn cá nhân về sự cần thiết của việc phát triển một website mạng xã hội các bản đồ tri thức, sự khuyến khích phát triển mô hình “giáo dục độc lập” liên quan đến vấn đề cải cách giáo dục.
Tuy nhiên, trước tiên tôi nêu ra một số câu chuyện liên quan tới kiến thức, kỹ năng và những phân tích, lý giải về vấn đề cải cách giáo dục.
Câu chuyện thứ nhất, có nên đi học đại học hay không?
Những người không ủng hộ việc đi học đại học thì đưa ra các dẫn chứng về những ông chủ thành đạt, nổi tiếng trên thế giới không học hết đại học và họ cho rằng học đại học là lãng phí thời gian.
Còn những người ủng hộ việc học đại học thì đưa ra thống kê về tỷ lệ những người thành đạt có bằng đại học cao hơn nhiều những người không có bằng đại học.
Vậy ai đúng và ai sai và đâu là mấu chốt của vấn đề?
Để rộng đường dư luận, tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả toàn bộ ý kiến này.
Trong bài viết này tôi chia sẻ góc nhìn cá nhân về sự cần thiết của việc phát triển một website mạng xã hội các bản đồ tri thức, sự khuyến khích phát triển mô hình “giáo dục độc lập” liên quan đến vấn đề cải cách giáo dục.
Tuy nhiên, trước tiên tôi nêu ra một số câu chuyện liên quan tới kiến thức, kỹ năng và những phân tích, lý giải về vấn đề cải cách giáo dục.
Câu chuyện thứ nhất, có nên đi học đại học hay không?
Những người không ủng hộ việc đi học đại học thì đưa ra các dẫn chứng về những ông chủ thành đạt, nổi tiếng trên thế giới không học hết đại học và họ cho rằng học đại học là lãng phí thời gian.
Còn những người ủng hộ việc học đại học thì đưa ra thống kê về tỷ lệ những người thành đạt có bằng đại học cao hơn nhiều những người không có bằng đại học.
Vậy ai đúng và ai sai và đâu là mấu chốt của vấn đề?
Bản đồ tri thức và giáo dục độc lập (Ảnh: chưa rõ tên tác giả)
Thứ nhất, liệu kiến thức và kỹ năng của con người có phải luôn luôn phải được xác nhận bằng chứng chỉ và bằng cấp?
Trên thực tế, kiến thức và kỹ năng của con người có được từ rất nhiều nguồn khác nhau, có thể qua đào tạo có chứng chỉ xác nhận (học qua trường lớp và các khóa học) hoặc không có chứng chỉ xác nhận (tự học, học từ người khác..).
Nhưng chắc chắn để làm được một việc nhất định nào đó buộc họ phải có những kiến thức và kỹ năng nhất định.
Chúng ta không nên chỉ nhìn vào chứng chỉ bằng cấp để đánh giá kiến thức và kỹ năng của một con người.
Vì vậy mới có chuyện nhiều người không học hết đại học nhưng họ có thể tạo nên những kỳ tích mà những người học thạc sỹ và tiến sỹ cũng không làm được.
Câu chuyện thứ hai, về tuyển dụng vị trí Teller cho ngân hàng. Có hai ứng viên:
Người thứ nhất mới chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng có kinh nghiệm giao tiếp và được đào tạo kỹ năng giao tiếp khách hàng, có học khóa học về các sản phẩm ngân hàng.
Người thứ hai là thạc sỹ về kinh tế, cử nhân luật nhưng chưa học về sản phẩm ngân hàng và chưa học kỹ năng giao tiếp.
Rõ ràng, nếu xét về khả năng để đảm nhiệm công việc Teller thì người thứ nhất phù hợp hơn vì bằng cấp và kinh nghiệm của họ là có ích và phù hợp hơn.
Mặc dù người thứ hai có kiến thức rộng hơn nhưng lại không thực sự phù hợp với công việc.
Thứ hai, kiến thức hữu ích và kiến thức không hữu ích
Theo tôi, việc đánh giá một con người không phải dựa vào việc họ có bao nhiêu bằng cấp và kiến thức trong đầu mà quan trọng là họ có bao nhiêu kiến thức và kỹ năng có thể áp dụng vào thực tế có hiệu quả.
Trong thời đại hiện nay việc có được kiến thức và kỹ năng là không khó. Cái khó là biết sử dụng và lựa chọn kiến thức nào hiệu quả và phục vụ cho mục đích của mình.
Câu chuyện thứ ba, tôi muốn kể về việc tôi dạy con.
Khi mới sang Canada, thì tôi khá chú trọng vào việc dạy con các kiến thức như làm quen với chữ, số.
Nhưng đối với các cô giáo tại Canada thì họ lại không quan trọng việc trẻ có biết các kiến thức đó hay không mà các cô giáo thường yêu cầu bố mẹ tập trung hơn vào đào tạo các kỹ năng độc lập như biết tự thay đồ dùng cá nhân, biết giao tiếp với bạn bè, những kỹ năng vận động tốt cho sức khỏe hoặc các kỹ năng liên quan tới nghệ thuật như cắt dán, tô màu…
Thứ ba, cần biết sắp xếp thứ tự kiến thức, cái nào cần trước cái nào cần sau.
Số lượng kiến thức và kỹ năng mà mỗi người cần học từ khi nhỏ tới lớn là rất nhiều nên việc xác định thứ tự ưu tiên cái gì học trước, cái gì học sau phù hợp cho từng giai đoạn, thời kỳ là khá quan trọng. Nó phù hợp với khả năng và mục đích trong giai đoạn đó.
Thứ tư, xác định định hướng nghề nghiệp cần phải biết rõ công việc đó là gì, nó cần những kiến thức và kỹ năng nào, các kiến thức và kỹ năng đó nên được học tập ở đâu?
Đây chính là nhu cầu hình thành một website mạng xã hội các bản đồ tri thức. Một mạng xã hội được cộng đồng cùng chia sẻ và xây dựng các bản đồ tri thức liên quan tới những công việc cụ thể.
Có thể có nhiều người vẽ ra các bản đồ tri thức khác nhau (con đường đi) cho một công việc và cộng đồng cũng sẽ đánh giá và cho ý kiến về những bản đồ đó.
Khi chúng ta có một nơi để thảo luận và trao đổi với những người đi trước thì sẽ dễ dàng biết được những công việc chúng ta quan tâm là gì, cần những kiến thức và kỹ năng nào, nên học ở đâu là phù hợp.
Muốn xây dựng được bản đồ tri thức hiệu quả thì cần tới việc cải cách giáo dục, cải cách mô hình giáo dục độc lập.
Đã có nhiều hội thảo, dự án đề cập tới cải cách giáo dục. Khi nói đến cải cách hệ thống giáo dục thì nhiều người liên tưởng tới một khoảng thời gian dài, với hàng trăm ngàn tỷ đổ vào hệ thống giáo dục để cải thiện cơ sở vật chất, con người, phương tiện đào tạo…
Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh hẹp của giáo dục với mục đích tạo cho con người có thể có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm nhiệm công việc nào đó thì theo tôi, cần hỗ trợ và phát triển giáo dục “độc lập”.
Vậy giáo dục “độc lập” là gì?
Đó là khi bạn đã xác định một mục đích nghề nghiệp cụ thể, ví dụ bạn muốn trở thành một nhân viên tín dụng của ngân hàng. Bạn có hai lựa chọn:
- Một là được một nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm của ngân hàng đào tạo.
- Hai là vào trường đại học để học kiến thức.
Rõ ràng việc bạn học từ nhóm chuyên gia sẽ mất ít thời gian hơn mà vẫn đảm bảo kiến thức, kỹ năng có được hữu ích để đáp ứng công việc.
Còn việc học đại học giống như đào tạo đa mục tiêu, khi vào một ngành nghề cụ thể nhưng bạn vẫn phải tiếp tục học những kiến thức và kỹ năng cụ thể để đáp ứng công việc đó.
Giáo dục độc lập là khuyến khích các cá nhân, các nhóm, các tổ chức có kinh nghiệm, kỹ năng thực tế liên quan tới công việc cụ thể thực hiện việc đào tạo người học và cấp chứng chỉ sau khóa học.
Giáo dục độc lập trong thời đại công nghệ thông tin không hề khó, chỉ cần máy tính, internet và các công cụ thực hành thực tế là người đào tạo độc lập có thể mở các khóa học cần thiết.
Giáo dục “độc lập” không phải là sự thay thế giáo dục truyền thống mà chỉ là sự bổ sung cho giáo dục truyền thống. Cho dù muốn hay không thì giáo dục “độc lập” vẫn đang ngày càng phát triển, các nước phát triển thì hình thức này phát triển mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, theo cá nhân tôi vẫn chưa có sự phát triển xứng tầm và cần có sự định hướng và khuyến khích từ nhà nước.
Vai trò của nhà nước là công nhận và hỗ trợ cho giáo dục độc lập phát triển, hỗ trợ để những người có kiến thức và kỹ năng công việc thực tế muốn kinh doanh trong lĩnh vực này có thể có phương tiện và phương pháp đào tạo phù hợp.
Thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng đào tạo của các giáo dục độc lập. Các doanh nghiệp cũng dần làm quen với những bằng cấp và chứng chỉ mà cá nhân được cấp bởi các tổ chức giáo dục độc lập cấp.
Các trường đại học, cao đẳng cần chia nhỏ các chương trình học thành những khóa học nhỏ khác nhau có cấp chứng chỉ cho từng khóa học.
Vì có những người không nhất thiết phải học tất cả các khóa học và kiến thức trong 4 năm đại học để đảm nhiệm công việc nhất định mà họ có thể chỉ cần học một số khóa học nhất định trong các trường đại học, cao đẳng.
Trên đây là những chia sẻ tâm huyết của tôi với mong muốn rằng mỗi con người đều có khả năng tiếp cận ngày càng dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, chi phí thấp hơn với giáo dục và đảm bảo cho xã hội có những con người có kỹ năng và có trình độ.
Mặc dù sẽ có người cho rằng làm như vậy có thể tạo ra nhiều “sinh viên” ra trường trong khi đó hiện nay việc làm rất thiếu thì giải quyết thế nào?
Tôi nghĩ rằng theo nghĩa rộng thì mỗi con người tới tuổi trưởng thành đều phải lao động, họ không làm việc này thì phải làm việc khác.
Nếu chúng ta cung cấp phương tiện để họ có được kiến thức và kỹ năng lao động thì dễ hướng con người làm việc có ích cho xã hội hơn là để những người thiếu kiến thức và kỹ năng gây ra những nguy hiểm cho xã hội.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hồng Hải