Tham dự phiên họp có đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; các thành viên Ban Chỉ đạo.
Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp; cùng tham dự phiên họp có lãnh đạo các Sở, ban, ngành.
![]() |
Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu Nghệ An |
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ chủ trì phiên họp tại điểm cầu Nghệ An |
Ngày 17/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí.
Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phòng, chống lãng phí.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí, Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng khác trong phòng, chống lãng phí các nguồn lực của nền kinh tế. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan để triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí, Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng khác trong phòng, chống lãng phí các nguồn lực của nền kinh tế.
Thời gian qua, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo, hành động quyết liệt để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giải quyết các điểm nghẽn đang gây lãng phí nguồn lực của nền kinh tế. Với phương thức, cách làm quyết liệt, công cuộc phòng, chống lãng phí bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, góp phần giải quyết được một số tồn tại hạn chế, điểm nghẽn về lãng phí trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, lãng phí vẫn còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, nhất là trong các lĩnh vực như quản lý tài chính, tín dụng, tài sản công, đầu tư công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động...
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, phiên họp này để cùng nhau rà soát lại các công việc đã triển khai, các kết quả đã đạt được, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm để làm cơ sở đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới; nhất là việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng kéo dài để sớm giải quyết dứt điểm, giải phóng nguồn lực cho nền kinh tế.
Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất dự kiến nội dung hoạt động năm 2025 của Bộ, ngành mình phụ trách, các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện và trao đổi, thảo luận phương thức để tiếp tục phát huy vai trò của các Ban Chỉ đạo đã thành lập song hành với hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí.
Tại phiên họp, lãnh đạo các Bộ: Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường; các địa phương: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Khánh Hòa… đã báo cáo những khó khăn, vướng mắc tại các dự án đang tồn đọng, dừng thi công; đồng thời đề xuất các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; sắp xếp, xử lý tài sản công sau khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Văn phòng Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện văn bản kiện toàn Ban Chỉ đạo theo bộ máy Chính phủ mới; xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ chi tiết từng thành viên Ban Chỉ đạo. Đồng thời tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị để đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng, chống lãng phí.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Phòng chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, phòng chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, nóng vội.
Phòng chống lãng phí gắn chặt với tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, tăng cường công tác phân quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính. Phòng chống lãng phí gắn với sự phát triển của đất nước, mục tiêu tăng trưởng, đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ và chuyển đổi số để phát huy các động lực tăng trưởng. Phòng chống lãng phí đi đôi với 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng chiến lược, nhân lực.
Theo Thủ tướng Chính phủ, để thực hiện tốt công tác phòng, chống lãng phí phải thống nhất về mặt nhận thức trong quá trình thực hiện, thể hiện qua các cam kết, chương trình, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Việc phân công phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả. Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành tự giác, tự nguyện. Tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách. Xây dựng chiến lược quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục rà soát các dự án kéo dài, gây lãng phí để đưa ra các giải pháp tháo gỡ. Thực hiện quản trị thông minh, chuyển đổi số ở các cấp, các ngành, đặc biệt là về tài sản công, khoáng sản, đất đai…
Tác giả: PT
Nguồn tin: nghean.gov.vn