Trong tỉnh

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì ăn lá lộc mại sống

Ngày 3/7, Khoa Nội, Bệnh viện đa khoa Quỳ Châu, tiếp nhận anh Lô Văn Cương, sinh 1985, thường trú tại bản Tà Sỏi, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Bị ngộ độc do ăn sống lá lộc mại.

BS. Trần Anh Tuấn - Khoa Nội, bệnh viện đa khoa Quỳ Châu cho biết: bệnh nhân Lô Văn Cương nhập viện lúc 8h ngày 3/7 trong tình trạng mệt mỏi, đi đái ra máu đỏ tươi, kèm đau bụng âm ỉ, đại tiện phân lỏng nhiều lần, không ăn uống được, chú ý là đí đái ra máu 100ml/24h trong lúc đó người bình thường phải trên 1500ml/24h.

Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân Lô Văn Cương.

Gia đình anh Cương cho biết ở nhà gia đình có làm rau sống và hái lá lộc mại để gói cùng thịt ăn sống (3 lá lộc mại). Sau khi ăn, bệnh nhân xuất hiện đại tiện phân lỏng nhiều lần, kèm nước tiểu màu đỏ tươi, nên gia đình cho nhập viện kiểm tra.

Cây lộc mại.

Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa máu cho thấy thể trạng yếu, da xanh, niêm mạc nhợt, men gan tăng gấp 4 lần; chỉ số huyết sắc tố (Hb) giảm; trong nước tiểu có nhiều hồng cầu bị tan vỡ....

Hiện tại nệnh nhân Lô Văn Cương được chuyển lên tuyến trên (bệnh viện Tây Bác Nghệ An.

BS. Trần Anh Tuấn khuyến cáo: "Lá lộc mại là loại lá rất độc và có thể gây tử vong rất nhanh nếu như ăn và uống với số lượng lớn. Đa phần các bệnh nhân khi vào viện đều rơi vào tình trạng nguy kịch do bị tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng. Trường hợp bệnh nhân đến muộn, bị tan máu quá nhiều không kịp truyền máu có thể tử vong. Do đó, khuyến cáo nhân dân không được dùng để sắc uống, ăn sống".

Trước đó, tại bệnh viện đa khoa Quỳ Châu đã cấp cứu 4 ca do ngộ độc ăn lá lộc mại.

* Cây lộc mại: Cây nhỏ, cao 2-3m, có nhiều cành nhỏ, giòn. Đặc biệt trên mặt thân và cành có những bì khổng hình châm trảng lâm tấm.

• Cây lộc mại thường mọc hoang phổ biến ở rừng núi và đồng bằng các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Hà Giang, Hà Tây, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hoà Bình.

• Người ta hái lá vế làm thuốc. Mùa hái hầu như quanh năm. Trường hợp ngộ độc thường chỉ xảy ra khi dùng quá nhiều: Đối với bộ máy tiêu hoá thì gây không tiêu, đầy, đau vùng ruột, ỉa lỏng kèm theo táo bón (nhận xét trên súc vật), trên bộ máy tiết niệu thấy đái ra máu, đi đái luôn và buốt. Tim đập mạnh và nhanh. Bệnh nhân mệt, yếu. Viêm dạ dày và ruột, viêm thận.

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP