Giáo dục

Đau lòng chứng kiến con bị hoang tưởng sau khi đi du học về

Du học trở về, người thành công với những tấm bằng danh giá, kẻ đắm chìm trong hoang tưởng bất cần.

Với rất nhiều bậc cha mẹ thì việc cho con đi du học sớm sẽ là cơ hội tốt để tiếp cận với nền giáo dục văn minh ở các nước phát triển, giúp con tự tin, có cách sống độc lập.

Thế nhưng ít ai nghĩ đến được hệ lụy đằng sau đó là việc cho trẻ còn quá nhỏ đi du học rất dễ bị tổn thương và sang chấn về tâm lý, tình cảm. Khi quá nhỏ, các con chưa có khả năng tiếp thu một cách có chọn lọc những thay đổi của xã hội và những mặt tiêu cực của nền văn hóa phương Tây.

Trầm ngâm kể về câu chuyện du học của con mình, chị Đỗ Thúy Minh (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Gia đình em chồng tôi đều định cư ở Singapore, 12 tuổi vợ chồng tôi quyết định cho con du học bên đó để mong con tiếp cận với những gì văn minh nhất. Thế nhưng, chỉ nửa năm sau, em chồng tôi gọi vợ chồng tôi bay sang gấp.

Tôi không nhận ra cậu bé đáng yêu, thông minh, hay cười ngày xưa nữa. Con bị bất đồng ngôn ngữ, những thói quen, món ăn và văn hóa ở đất nước xa lạ này con không theo kịp. Thời gian sau con trở bên nhút nhát, trầm cảm và không theo kịp các bạn do khả năng ngoại ngữ chưa tốt. Ngay lúc đó, tôi đã quyết định đưa con về Việt Nam.

Vợ chồng tôi may mắn hơn nhiều gia đình khác cho con đi du học sớm vì có người quen bên Singapore nên có thể kịp thời xử lý khi con có vấn đề.

Cô bạn làm cùng công ty tôi cũng có cô con gái rất thông minh và cho sang Úc từ khi nó 14 tuổi với kỳ vọng học xong chương trình tú tài ở đó và làm việc luôn. Thế nhưng, 3 năm sau, khi gọi điện cho con với nhiều biểu hiện lạ, vợ chồng chị này cũng sang tận nơi thì phát hiện con đã bị nhà trường cho thôi học cách đây nửa năm vì nợ chương trình, không theo kịp các bạn.

Đau lòng hơn là đứa con gái duy nhất của gia đình chị ấy lại trở thành người toàn toàn khác, ăn mặc nhố nhăng, son phấn lòe loẹt, suốt ngày tụ tập bạn bè.

Con bé còn nổi tiếng trong đám du học sinh Việt bởi cách sống phóng túng, buông thả của mình, cặp kè với học sinh Việt đến học sinh Tây để “giết thời gian” nhàm chán, khỏa lấp sự trống trải khi xa nhà. Khi vận động đưa con về Việt Nam, anh chị phải tìm bác sĩ tâm lý chữa bệnh hoang tưởng cho con gái trong đau đớn.

Đau lòng khi chứng kiến con bị hoang tưởng sau khi đi du học về (ảnh minh họa)

Cô Lê Minh – giảng viên khoa tâm lý (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết: “Tôi đã từng tiếp nhận và giúp đỡ cho rất nhiều gia đình có con đi du học sớm bị sang chấn tâm lý, thậm chí khi về nước các cháu còn có dấu hiệu của bệnh hoang tưởng.

Việc một số gia đình có điều kiện kinh tế muốn con có môi trường học tập ở các nước tiên tiến nên sẵn sàng đầu tư số tiền lớn là điều dễ hiểu. Nhưng nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng thì ối gia đình cũng phải ôm hận.

Giả sử các em có đủ thông minh và ý thức tự học tốt thì sẽ sớm hòa nhập vào môi trường giáo dục tốt, phát triển tư duy, sáng tạo và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, rèn tính tự lập...

Nhưng nếu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các em có thể vấp nhiều vấn đề như không thể thích nghi với môi trường và văn, không theo kịp chương trình học nên trầm cảm. Trầm cảm dễ gặp ở đối tượng du học sinh trẻ phải chịu áp lực tâm lý lớn như: khác ngôn ngữ, văn hóa, nỗi nhớ nhà…thậm chí còn hoang tưởng, liên tục nói lảm nhảm.

Đó là chưa kể, không thiếu những cậu ấm, cô chiêu khi du học về nước mang theo hành trang là những vết sẹo đánh nhau, vết xăm mình hay những câu chửi thề bằng tiếng nước ngoài như một thứ ngôn ngữ thông dụng. Rượu và sex là hai thứ mà thanh niên trẻ du học dễ bị ngập sâu vào nhất.

Theo tôi, tốt nhất bố mẹ chọn môi trường học tập ở Việt Nam phù hợp, chuẩn bị đầy đủ kiến thức để sau này đi du học ở bậc đại học. Còn việc cho con cái đi du học sớm cần phải cân nhắc kỹ. Vì các cháu còn nhỏ tuổi, hơn nữa chi phí du học cũng không phải ít”.

Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh

Tác giả: Hoàng Thanh

Nguồn tin: Báo Infonet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP