Trong nước

ATNĐ gây mưa to đến rất to từ Nghệ An đến Quảng Nam

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) Kajiki, từ ngày 4-5/9, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam tiếp tục có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 70-150 mm, riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế 100-200 mm). Tây Nguyên có mưa to đến rất to (50-100 mm). Từ ngày 6/9 mưa lớn giảm nhanh ở Trung Bộ.

Hướng đi của ATNĐ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 4/9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc, 109,7 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 180 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60 km tính từ tâm ATNĐ.

Đến 4h ngày 5/9, ATNĐ di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được 5-10 km. Vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc, 111,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 120 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông do ATNĐ (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc.

Sau đó, ATNĐ di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 4h ngày 6/9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc, 113,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.

Đến 4h ngày 7/9, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km.

Trong ngày 4/9, ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao 2-4 m; biển động mạnh.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam cường độ mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Sóng biển cao 2,5-3,5 m. Biển động mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Từ 5/9, khả năng ATNĐ sẽ tương tác với vùng áp thấp hình thành bão số 5

Nhận định về hướng di chuyển, diễn biến của 3 hình thái (ATNĐ trên đất liền, vùng áp thấp trên biển Đông và ATNĐ khu vực phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Lingling) trong những ngày tới, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Khí hậu thuộc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết: Sáng sớm 3/9, ATNĐ đã đổ bộ vào khu vực giữa tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế (ATNĐ trên đất liền). Ngoài ra, ATNĐ gây gió mạnh trên vịnh Bắc Bộ (đảo Bạch Long Vĩ gió cấp 7, giật mạnh cấp 9, đảo Hòn Ngư xuất hiện gió mạnh cấp 10) và vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam.

Từ ngày 7-9/7, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

“Hiện tại các trung tâm dự báo trên thế giới có dự báo khác nhau về cường độ của cơn ATNĐ này. Tại Nhật Bản, Trung Quốc đã phát thông báo có một cơn bão, tên quốc tế là Kajiki, còn Mỹ nhận định đây là ATNĐ. Tại Việt Nam có số liệu đo thực tế ngay khu vực vùng xoáy nên xác định chỉ là ATNĐ. Đây chính là điều chúng tôi muốn gửi tới mọi người khi xem dự báo của các trung tâm dự báo thế giới. Chúng ta tin tưởng vào cơ quan dự báo chính thức và các trung tâm khác chỉ mang tính tham khảo", ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh.

Đối với ATNĐ trên Biển Đông (sáng 3/9, đã suy yếu thành một vùng áp thấp): Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Bắc, hướng về đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Bên cạnh đó, ATNĐ khu vực phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Lingling, di chuyển nhanh lên phía Bắc và sẽ tương tác với hai hình thái trên. Sự tương tác này khiến diễn biến của ATNĐ, vùng áp thấp và bão sẽ còn rất phức tạp trong 2-3 ngày tới.

Cũng theo ông Hưởng, trường hợp xuất hiện đồng thời của 3 hình thái, cùng tương tác với nhau như đã phân tích ở trên là hiếm gặp. Cấu trúc mây của ATNĐ và vùng áp thấp khá rời rạc, cường độ yếu nên khó dự báo hướng di chuyển. Đối với những dạng này các mô hình khí quyển chỉ có thể đưa ra nhận định 24 giờ, còn sau 24 giờ phân tán nhiều.

Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến

Tác giả: Chi Mai

Nguồn tin: Báo điện tử Chính phủ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP