Thế giới

Tiết lộ những bí ẩn về Trái Đất khiến bất cứ ai cũng “giật mình”

Dù con người đặt chân lên mặt trăng, phóng tàu vũ trụ thăm dò hành tinh khác nhưng có vô số bí ẩn trên Trái Đất mà chúng ta chưa “giải mã” được.

Có một điều thú vị là mặc dù con người đã đủ khả năng phóng tàu vụ trụ ra ngoài không gian nhưng lớp mantle ngay bên dưới lớp vỏ Trái Đất, chúng ta lại chưa tiếp cận được. Chiều sâu của lớp mantle là từ 30 - 2.900 km trong khi nơi sâu nhất mà con người đào được tới nay là lỗ khoan trong lòng đất Kola ở Nga với chiều sâu là 12,3 km.

Các cực từ của Trái Đất có thể di chuyển và thậm chí có thể đổi hướng. Điều này đã được các nhà khoa học ghi nhận xảy ra trong nhiều lần. Lần gần đây nhất sự thay đổi này diễn ra là cách đây 10 triệu năm và hiện tượng này có thể sẽ còn tái diễn nhưng không ai biết rõ lý do vì sao.

Các nhà thiên văn học chi biết Trái Đất từng có 2 mặt trăng cách đây 4,6 triệu năm. Vệ tinh thứ 2 của Trái Đất khi di chuyển đã va chạm với mặt trăng hiện nay và biến cố này có lẽ là lời giải thích hợp lý cho câu hỏi vì sao 2 mặt của mặt trăng lại khác nhau như vậy.

Hầu như rất ít người biết rằng động đất cũng có thể xảy ra trên mặt trăng bởi hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, chủ yếu là do lực thủy triều của mặt trời và Trái Đất hoặc do các sao băng rơi xuống.

Trái Đất đang tự quay với vận tốc 1.600 km/h và tốc độ di chuyển của nó quanh mặt trời còn nhanh hơn với 108.000 km/h nhưng chúng ta không cảm nhận được điều này.

Cách đây 620 triệu năm, một ngày trên Trái Đất kéo dài 21,9 tiếng và cứ mỗi lần 100 năm trôi qua, thời gian trên Trái Đất lại kéo dài thêm 70 phần nghìn giây.

Trái Đất không phải một khối cầu hoàn hảo nên có những khu vực có trọng lực cao và trọng lực thấp. Một minh chứng cho điều này là vịnh Hudson ở Canada. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các sông băng ở đây đang tan chảy nhanh chóng do trọng lực yếu.

Nơi nóng nhất hành tinh là Aziziya ở Libya với nhiệt độ lên tới 58 độ C. Trong khi đó, nơi lạnh nhất hành tinh là châu Nam cực với nhiệt độ có thể giảm xuống âm 73 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ quan sát được thấp nhất trên Trái Đất được các nhà khoa học ghi nhận là ở trạm Vostok của Nga ngày 21/7/1983 với âm 89,2 độ C.

Trái Đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, đó không phải là tin tức mới. Nhưng các hình ảnh Trái Đất được các nhà thiên văn học chụp năm 1978 so với năm 2017 thì có thể khiến người ta phải giật mình bởi sự thay đổi quá lớn.

Trái Đất từng là "hành tinh tím" thay vì "hành tinh xanh" như chúng ta vẫn gọi ngày nay. Các loài thực vật cổ xưa từng sử dụng retinal thay vì chất diệp lục để quang hợp khiến chúng hấp thu ánh sáng màu xanh lá cây và phản chiếu màu đỏ và xanh da trời tạo thành màu tím.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hồ chứa nước lớn sâu bên dưới bề mặt Trái Đất khoảng 410 - 660 km. Hồ nước 2,7 tỷ năm tuổi này được hình thành là nhờ loại khoáng chất ringwoodite có chứa trong lớp mantle. Lượng nước ở đây được nén với áp suất cực lớn và thể tích của nó đủ để lấp đầy 3 lần tất cả các đại dương trên Trái Đất. Điều này cũng đưa đến một giả thuyết rằng có thể các đại dương xuất hiện là do một vụ nổ đại dương dưới lòng đất.

Sau nhiều năm đánh giá về các dạng sống trên các hành tinh khác, các nhà khoa học phát hiện ra một số dấu hiệu cho thấy phân tử cần thiết cho sự sống xuất hiện trên sao Hỏa tồn tại dưới các dạng thức trong miệng hố Gale. Các nhà khoa học cho rằng các phân tử này không phải chỉ đến từ các tàu thăm dò hạ cánh trên hành tinh đỏ mà có thể cách đây rất lâu, sao Hỏa cũng từng có sự sống như Trái Đất./.

Tác giả: Kiều Anh

Nguồn tin: Báo VOV

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP