(Nghe giới thiệu các vật dụng truyền thống của đồng bào Thái tại Châu Thành)
Châu Thành là xã có đến 98% là đồng bào dân tộc Thái, trong những năm qua tuy có sự phát triển và giao thoa văn hóa với các dân tộc khác, nhưng người Thái nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét bản sắc riêng của dân tộc mình và được nhiều đoàn trong và ngoài tỉnh đến tham quan tìm hiểu.
(Khắc luống, nhày sạp, đánh cồng chiềng một nét văn hóa không thể thiếu được của đồng bào Thái trong dịp lễ hội)
Để cho các học viên nắm được những nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, sau 4 tháng học tập chữ Thái lệ Lai Tay, 45 học viên của lớp học đã được đi tham quan thực tế tìm hiểu về những nét tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái như: phong tục thờ cúng, cách làm nhà sàn, cầu thang, cách bài trí các vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Các nhạc cụ tiêu biểu như cồng chiêng, kèn, sáo, khắc luống, nhảy sạp và những trang phục, cách phân biệt của đồng bào Thái đen, Thái Trắng; Tìm hiểu những món ăn ẩm thực truyền thống là cơm lam, canh ột, cá nướng, thịt khô của đồng bào dân tộc Thái nói chung và xã Châu Thành nói riêng.
(Mâm cơm với nhiều sản vật đặc trưng của đồng bào Thái ở Quỳ Hợp)
Thông qua học tập và tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Thái giúp cho các học viên hiểu biết thêm các phong tục tốt đẹp đặc trưng mang tính bản sắc dân tộc qua đó cùng bảo tồn và phát triển nhưng nét đẹp này, đồng thời giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Quỳ Hợp giao tiếp và hiểu được tiếng nói, cũng như chữ viết của người Thái thuận lợi hơn trong việc quản lý điều hành ở một huyện miền núi với hơn 52% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Tác giả bài viết: Quang Phương