Dù có 15 năm kinh nghiệm với công việc quản trị doanh nghiệp cho một công ty du lịch nhưng chị Nguyễn Minh Bảo Ngọc (Nha Trang) đã tạm gác sự nghiệp của mình để toàn tâm chăm sóc gia đình từ khi mang thai bé thứ 2.
Chị Bảo Ngọc không chỉ muốn dành thời gian chăm sóc gia đình, con cái, chị còn sắp xếp công việc để trồng rau quả, giúp các con của chị được ăn thực phẩm sạch hàng ngày. Hơn nữa, trồng rau với chị còn là niềm vui, như cách tự xây cho bản thân một khung trời riêng, nơi đó như đứa con tinh thần để cân bằng cuộc sống, bỏ hết ưu tư, phiền muộn của cuộc sống, để tâm tồn được thảnh thơi, tự tại.
Chị Bảo Ngọc cho biết, chị bắt đầu “nhen nhóm” kế hoạch trồng rau sạch từ khi bé thứ hai được 10 tháng. Lúc đó bé nhà chị không ăn cháo nữa mà muốn được ăn cơm với canh rau thịt như mọi người trong gia đình. Sự lựa chọn của con chính là động lực to lớn nhất giúp chị dành trọn vẹn khoảng sân thượng be bé cho sự lựa chọn của con.
Ban đầu, khi chưa có kinh nghiệm trồng rau nên chị chọn thời điểm vào tháng 10, thời tiết đẹp nên rau cỏ trồng cũng dễ sống hơn. Hơn nữa, chị cũng trồng những loại rau dễ tính như mồng tơi, dền, rau muống, rau lang… Vừa trồng vừa học vừa rút kinh nghiệm.
Thời gian đầu trồng rau, cây chị trồng thường xuất hiện sâu, rệp. Chị tìm hiểu và biết được do chị không trộn đất, xử lý đất kỹ lưỡng trước khi trồng. Khi trồng cây cũng không chú ý đến các biện pháp phòng ngừa dù đã được những người có kinh nghiệm trồng rau cảnh báo trước. Dần dần, chị Bảo Ngọc cũng đã dành thời gian để chuẩn bị các dung dịch phòng chữa sâu bệnh, các dụng cụ làm đất, dụng cụ tưới nước cho cây. Vụ đầu tuy rau quả không được tươi tốt như ý nhưng chị Bảo Ngọc vẫn cảm thấy vui vẻ bởi con của chị được an tâm hơn khi ăn rau sạch mẹ trồng.
Mỗi vụ trồng rau chị lại rút ra được nhiều kinh nghiệm. Chị Ngọc chia sẻ, muốn rau được tươi tốt, trước tiên cần chú ý đến cách xử lý đất. Đất trồng ban đầu được chị mua đất sạch, sau vụ đầu chị tái sử dụng bằng cách phơi khô rồi đem trộn với phân bò, xơ dừa, trấu hun và trấu tươi, vôi bột.
Để rau quả tươi tốt, chị Bảo Ngọc sử dụng nước tưới từ rau củ quả ngâm, nước vo gạo và tro bếp. Đối với cây ăn quả, chị dùng thêm phân hoá học với liều lượng: đạm khi cây ra 4, 5 lá thật, cây lớn bón NPK tỷ lệ 3:2:1, khi cây chuẩn bị ra hoa lại bón thú kali. Sau khi cây đậu quả chị chỉ bón tro bếp, nước rau củ ngâm, nước tiểu, nước vo gạo, phân bò, phân trùn quế định kỳ 3 ngày một lần.
Sau một thời gian gieo trồng, hiện tại sân thượng của gia đình chị cũng khá đa dạng các loại rau củ quả như cà chua, đậu bắp, mướp, chùm ngây, rau dền, mồng tơi, bạc hà, tía tô, rau húng, cải ngọt, cải đắng, bó xôi, cải thìa…
Theo kinh nghiệm làm vườn của chị, để trồng được khu vườn xanh tươi trên sân thượng như hiện tại, cần phải có niềm đam mê và lòng kiên nhẫn. Bên cạnh đó, mỗi loại rau, quả đều có đặc thù, hiểu và đặc tính từng loại để có định hướng chăm sóc hiệu quả hơn. Chị Bảo Ngọc chia sẻ: “Đam mê sẽ giúp chúng ta kiên trì theo đuổi và không ngừng tìm tòi để bổ sung kiến thức giúp việc trồng trọt trong không gian hạn chế ngày càng thành công hơn. Sự kiên nhẫn giúp chúng ta vượt qua những thất bại, những khó khăn để có được vườn rau quả vừa sai trĩu vừa sạch ngon cho những người mà ta yêu thương”.
Chị Bảo Ngọc không chỉ muốn dành thời gian chăm sóc gia đình, con cái, chị còn sắp xếp công việc để trồng rau quả, giúp các con của chị được ăn thực phẩm sạch hàng ngày. Hơn nữa, trồng rau với chị còn là niềm vui, như cách tự xây cho bản thân một khung trời riêng, nơi đó như đứa con tinh thần để cân bằng cuộc sống, bỏ hết ưu tư, phiền muộn của cuộc sống, để tâm tồn được thảnh thơi, tự tại.
Chị Bảo Ngọc cho biết, chị bắt đầu “nhen nhóm” kế hoạch trồng rau sạch từ khi bé thứ hai được 10 tháng. Lúc đó bé nhà chị không ăn cháo nữa mà muốn được ăn cơm với canh rau thịt như mọi người trong gia đình. Sự lựa chọn của con chính là động lực to lớn nhất giúp chị dành trọn vẹn khoảng sân thượng be bé cho sự lựa chọn của con.
Ban đầu, khi chưa có kinh nghiệm trồng rau nên chị chọn thời điểm vào tháng 10, thời tiết đẹp nên rau cỏ trồng cũng dễ sống hơn. Hơn nữa, chị cũng trồng những loại rau dễ tính như mồng tơi, dền, rau muống, rau lang… Vừa trồng vừa học vừa rút kinh nghiệm.
Thời gian đầu trồng rau, cây chị trồng thường xuất hiện sâu, rệp. Chị tìm hiểu và biết được do chị không trộn đất, xử lý đất kỹ lưỡng trước khi trồng. Khi trồng cây cũng không chú ý đến các biện pháp phòng ngừa dù đã được những người có kinh nghiệm trồng rau cảnh báo trước. Dần dần, chị Bảo Ngọc cũng đã dành thời gian để chuẩn bị các dung dịch phòng chữa sâu bệnh, các dụng cụ làm đất, dụng cụ tưới nước cho cây. Vụ đầu tuy rau quả không được tươi tốt như ý nhưng chị Bảo Ngọc vẫn cảm thấy vui vẻ bởi con của chị được an tâm hơn khi ăn rau sạch mẹ trồng.
Mỗi vụ trồng rau chị lại rút ra được nhiều kinh nghiệm. Chị Ngọc chia sẻ, muốn rau được tươi tốt, trước tiên cần chú ý đến cách xử lý đất. Đất trồng ban đầu được chị mua đất sạch, sau vụ đầu chị tái sử dụng bằng cách phơi khô rồi đem trộn với phân bò, xơ dừa, trấu hun và trấu tươi, vôi bột.
Để rau quả tươi tốt, chị Bảo Ngọc sử dụng nước tưới từ rau củ quả ngâm, nước vo gạo và tro bếp. Đối với cây ăn quả, chị dùng thêm phân hoá học với liều lượng: đạm khi cây ra 4, 5 lá thật, cây lớn bón NPK tỷ lệ 3:2:1, khi cây chuẩn bị ra hoa lại bón thú kali. Sau khi cây đậu quả chị chỉ bón tro bếp, nước rau củ ngâm, nước tiểu, nước vo gạo, phân bò, phân trùn quế định kỳ 3 ngày một lần.
Sau một thời gian gieo trồng, hiện tại sân thượng của gia đình chị cũng khá đa dạng các loại rau củ quả như cà chua, đậu bắp, mướp, chùm ngây, rau dền, mồng tơi, bạc hà, tía tô, rau húng, cải ngọt, cải đắng, bó xôi, cải thìa…
Tác giả: Mộc Hương
Nguồn tin: