Thế giới

Rùng rợn những lời nguyền từ xác ướp

Những câu chuyện về lời nguyền của các xác ướp đến nay vẫn còn ám ảnh và chứa đựng đầy bí ẩn.

Lời nguyền xác ướp Đệ nhất phu nhân Argentina

Evita Peron, vợ thứ hai của Tổng thống Argentina, Juan Peron, được người dân tôn vinh là mẹ dân tộc, thánh Evita. Năm 1952 Evita qua đời ở tuổi 33 vì bệnh hiểm nghèo.


Chân dung bà Evita khi còn sống.


Sau đó bác sĩ giải phẫu nổi tiếng thế giới là Pedro Ara được giao trọng trách ướp xác cho Evita. Đó là xác ướp đầu tiên trong lịch sử nhân loại còn nguyên các bộ phận nội tạng. Năm 1955, Tổng thống Juan Peron bị phe độc tài quân sự Revolucion Libertadora lật đổ.

Năm 1957, xác ướp Evita bị mang sang Italia, dùng tên giả và chôn tại một nghĩa địa ở Milan. Tuy nhiên "lời nguyền" của Evita có vẻ đã trở nên hiệu nghiệm khiến chính phủ độc tài gặp phải cuộc đảo chính và chính quyền về tay chồng bà và sau đó là nữ tổng thống Isabel.

Xác ướp Evita.


Xác Evita được đưa về nước và đặt trong phủ tổng thống với hy vọng được vong linh bà phù hộ. Tuy vậy năm 1976 phe độc tài một lần nữa giành chính quyền, thi hài Evita không bị dịch chuyển mà được chôn vào nghĩa trang trong thủ đô nhằm tránh lời nguyền của Evita.

Lời nguyền lăng mộ vua Ai Cập Tutankhamun

Ngài Carnarvon, người tài trợ cho việc tìm kiếm lăng mộ vua Tutankhamun và nhà khảo cổ học Howard Carter đã tiến vào khu hầm mộ của vua Tutankhamun vào tháng 2.1923.

Carter bên quan tài vua Tut.


Tháng 6.1923, Carnarvon bị một con muỗi cắn vào má và đổ bệnh. Tin đồn về lời nguyền của xác ướp ngày càng xôn xao hơn khi tình trạng của ngài Carnarvon trở nên tồi tệ hơn và qua đời vào ngày 5.4.1923.

Trước đó, vào đúng ngày lăng mộ được mở, con chim yến của Carter đã bị một con rắn mang bành (biểu tượng của các Pharaoh cổ đại) nuốt chửng. Vào thời điểm Carnarvon mất ở bệnh viện thủ đô Cairo, các bóng đèn ở thủ đô này không hiểu sao bị tắt trong vòng 5 phút.

Carnarvon (phải) và Carter trước hầm mộ vua Tut.


Theo các câu chuyện truyền miệng, con chó Susie của Carnavo tại Anh cũng tru lên và chết đúng vào lúc 2 giờ sáng, cùng thời gian mà Carnavon qua đời. Sau đó người ta phát hiện trên cánh cửa của lăng mộ vua Tutankhamun dòng chữ khắc: "Kẻ nào dám quấy động giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết". Tuy nhiên, những câu chuyện này phần nhiều không được xác thực.

Lời nguyền chết chóc của xác ướp 5.300 tuổi

Đó là xác ướp có tên "Người băng Otzi", được cặp vợ chồng người Đức Helmut và Erika Simon phát hiện trong thung lũng Ötztal thuộc dãy núi Alps ở biên giới của nước Áo và Italy vào năm 1911. Đây là xác ướp được bảo quản tự nhiên cổ nhất ở Châu Âu với hơn 5.300 tuổi.

Người băng Otzi được phát hiện.

Tuy vậy lời nguyền chết chóc của "Người băng Otzi" lại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người. Ít nhất đã có 7 người chết vì tai nạn hoặc những căn bệnh nan y hiếm gặp kể từ khi xác ướp này bị đánh thức sau giấc ngủ kéo dài 53 thế kỷ.

Nạn nhân đầu tiên là một thành viên thuộc đội nghiên cứu xác ướp – tiến sỹ Rainer Henn, tử nạn trên đường đến dự buổi hội thảo về "Người băng Otzi" năm 1992. Xe của Henn đâm vào một chiếc xe khác khiến ông chết ngay lập tức. Sau đó, người đưa tiến sĩ Henn tới thăm quan nơi tìm ra xác ướp là nhà leo núi Kurt Fritz, cũng bị vùi chết trong bão tuyết.

Người băng sau khi được phục dựng.

Nhà làm phim Rainer Hoelzl – người công bố cho cả thế giới biết về xác ướp Otzi là nạn nhân xấu số thứ ba. Một căn bệnh lạ khiến ông đau đớn quằn quại trong nhiều tháng và qua đời sau khi bộ phim tài liệu nói về "Người băng Otzi" được công chiếu.

Sau đó, chính người đã tìm ra xác ướp này – ông Helmut Simon cũng bị một cơn bão tuyết chôn vùi ngay sau khi nhận được 50.000 bảng Anh nhờ phát hiện "Người băng Otzi". Không lâu sau, người tìm ra thi thể của Helmut Simon đột ngột qua đời vài giờ sau lễ tang của đồng nghiệp.

Năm 2005, chuyên gia nghiên cứu xác ướp Otzi – ông Konrad Spindler, tử vong không rõ nguyên nhân. Cuối cùng, tiến sĩ Tom Loy, người đã phân tích những mẫu máu trên quần áo và vũ khí tìm thấy cạnh "Người băng Otzi", qua đời trước khi hoàn thành một cuốn sách nói về xác ướp này.

Lời nguyền trả thù của xác ướp công chúa Altai

Ngày 31.7.1993, các nhà khảo cổ phát hiện xác ướp một phụ nữ trẻ tại khu vực núi Altai sát Mông Cổ và Trung Quốc. Người phụ nữ này được cho là xuất thân từ một gia tộc cao quý thuộc bộ tộc Pazyryks, một tộc người du mục sống vào khoảng thế kỷ IV - III tr.CN.

Phục dựng xác ướp công chúa băng tuyết.

Qua nghiên cứu cho thấy, xác ướp mất qua đời ở độ tuổi 25 tuổi, có hình xăm trên 2 cánh tay, đeo thắt lưng đỏ tượng trưng cho chiến binh, mặc áo may bằng lụa, 2 tay nắm những cành cây tùng. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện xác của 6 con ngựa được chôn cùng xác ướp.

Cuối cùng, xác ướp được dự đoán là một vị công chúa của người Altai và các nhà khảo cổ đặt tên cho xác ướp là Công chúa băng tuyết hay Công chúa Altai. Theo truyền thuyết của người Altai, công chúa là một nữ tu sĩ và đã tự nguyện hy sinh để bảo vệ Trái đất khỏi những linh hồn ma quỷ. Thổ dân bản địa coi xác ướp 2.500 tuổi này chính là tổ tiên của mình.

Hình xăm sống động trên xác ướp.

Tuy vậy, người dân Altai cho rằng việc các nhà khoa học khai quật và đưa công chúa đi đã khiến thần linh nổi cơn thịnh nộ và trút giận xuống con người. Đây cũng được cho là nguyên nhân gây ra trận động đất 5,3 độ Richter vào ngày 31.7.2012.

Trước đó, nhiều người không thèm để ý câu chuyện của người phi công điều khiển máy bay chở xác ướp tới thành phố. Anh này khẳng định có một trận động đất đã xảy ra vào ngày người ta đào xác ướp “Công chúa Altai” lên. Ngày 27.9.2003, cơn địa chấn lớn nhất trong hơn 70 năm với cường độ 6,6 độ Richter đã xảy ra nhưng người ta vẫn không nhận thấy bất kỳ mối liên hệ nào với lời nguyền của xác ướp “Công chúa Altai”.

Ngày 31.7.2012, khi một trận động đất làm rung chuyển cả dãy Altai, người ta mới bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của lời nguyền này.

Lúc này, dư luận lại càng xôn xao khi ông Vladimir Konchev - Bộ trưởng Bộ Văn hóa CH Altai gặp tai nạn và tử vong trên đường đưa xác ướp “Công chúa Altai” về quê nhà. Theo họ, đây chính là lời cảnh báo của xác ướp.

Tác giả bài viết: Long Hy (Tổng hợp)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP