Năm 2012, tổ chức Lien Aid Singapore tài trợ UBND tỉnh Nghệ An số tiền 9,9 tỷ đồng xây dựng thí điểm 4 khu xử lý nước thải y tế cho 4 bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Nghệ An, trong đó có Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành.
Dự án được UBND tỉnh phê duyệt theo quyết định số 2039, giao cho Sở Y tế làm chủ đầu tư. Sau một thời gian thi công, đến cuối năm 2012, công trình xử lý nước thải y tế của Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành được bàn giao và đưa vào sử dụng.
Dự án nhà máy xử lý nước thải y tế của Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành. |
Tuy nhiên đến đầu năm 2019, công trình này mới được hoàn thiện hồ sơ, quyết toán công trình. Đặc biệt, do làm thí điểm nên kinh phí không đồng bộ, chỉ làm nhà máy xử lý nhưng hệ thống thu gom trước và sau nhà máy lại không đầu tư.
Vì vậy, trải qua quá trình vận hành, khu xử lý nước thải không được đầu tư, cải tạo mới (vì công trình chưa quyết toán) cũng như nhiều hạng mục xuống cấp, nước thải xả ra môi trường, khu dân cư gây ô nhiễm.
|
|
Có thể nói, với sự “lạc hậu” của công nghệ xử lý nước nước thải y tế này, trong khi các Trung tâm y tế, bệnh viện khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đầu tư mới, mở rộng khu xử lý, thay màng lọc, mở rộng bể chứa hàng tỷ đồng đồng thì hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành lại rơi vào cảnh “dùng cũng không được mà bỏ thì không xong”, thậm chí hệ thống còn không hoạt động.
Vì vậy, hàng ngày, nguồn nước qua xử lý của bệnh viện này vẫn xả ra môi trường xung quanh, khu dân cư dù chưa đảm bảo an toàn về các tiêu chuẩn.
Nước thải y tế được chảy ra ao ở khu vực gần dân cư. |
Có mặt tại khu xử lý rác của Bệnh viện đa khoa Yên Thành, chúng tôi thấy khu vực xử lý chất thải lỏng có một bồn chứa bằng sắt cũ kỹ rộng khoảng 40m2. Toàn bộ hệ thống nước thải sinh hoạt, y tế của bệnh viện sẽ được tập trung xử lý ở bồn sắt trước khi chảy ra môi trường bên ngoài.
Bể chứa nước thải y tế. |
Tất cả nguồn nước thải lỏng được tập trụng chảy ra hồ rồi theo đường mường tiêu chảy dọc xung quanh khu dân cư. Điều đáng nói, nước thải bệnh viện viện chảy ra ngoài nơi khu dân cư ở đây vẫn chưa sử dụng nước máy mà thay vào đó là dùng nước giếng khoan và bể chứa nước mưa để dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
|
Nước thải y tế ô nhiễm chảy theo kênh mương ra xung quang khu dân cư. |
Chia sẻ về thực trạng này, Nguyễn Duy Chính, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành cho biết: “Hiện nay, việc xử lý nước thải y tế tại bệnh viện đang gặp khó khăn do thiếu vốn để hoàn thiện hệ thống. Đúng là nguồn nước qua xử lý của bệnh viện vẫn chưa đảm bảo đầy đủ theo tiêu chí về đảm bảo môi trường theo quy định. Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải lỏng của bệnh viện chưa hoàn thiện và không thể đảm bảo được việc xử lý nước thải. Chúng tôi rất muốn đầu tư xây dựng một khu xử lý nước thải để có thể đảm bảo được nguồn nước thải ra môi trường đúng với quy chuẩn nhưng nguồn vốn không có. Như năm 2019, bệnh viện được Sở Y tế Nghệ An cấp ngân sách gần 2 tỷ đồng. Trong khi đó, để hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải y tế phải mất rất nhiều so với nguồn đó. Nguồn kinh phí còn lại để làm dự án chúng tôi không thể lấy đâu ra bù vào”.
Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho hay, việc xử lý nước thải y tế tại bệnh viện đa khoa Yên Thành đã nghe anh Chính báo cáo có 2 thông số chưa đạt chuẩn qua kết quả lấy mẫu kiểm tra, kiểm nghiệm. Hiện Sở đang chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành cố gắng khắc phục vấn đề này.
|
Các chỉ số (được đánh dấu) vượt ngưỡng cho phép về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế. |
Được biết, Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành là bệnh viện tuyến huyện với quy mô gần 300 giường bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân thị trấn Yên thành và các xã phụ cận như: Bắc Thành, Tăng Thành, Xuân Thành, Hậu Thành, Quang Thành.... Mỗi ngày có khoảng 500 người đến khám bệnh.
Người dân phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường của Bệnh viện Đa khoa Yên Thành. |
Cũng qua quan sát tại đây, ngay sát khu xử lý chất thải lỏng bệnh viện là Khu vực xử lý chất thải rắn, là một lò đốt cao và rộng khoảng 3 mét vuông. Lò đốt này vẫn sử dụng công nghệ của Pháp đã xây dựng hàng chục năm qua từ khi có bệnh viện đến giờ. Công nghệ này lạc hậu, đó là băm nhỏ và hấp hơi ở nhiệt độ cao ra thành chất thải sinh hoạt. Do đốt bằng dầu nên mỗi khi lò hoạt động là khói bay ra gây ô nhiễm môi trường và người dân đã nhiều lần phản ánh.
Tác giả: Ngọc Tuấn
Nguồn tin: antt.vn