Phát hiện dạng mới của ánh sáng
Ánh sáng có đặc trưng là màu sắc hoặc bước sóng. Một đại lượng quan trọng khác ít phổ biến hơn dùng để xác định ánh sáng là xung lượng góc, cho biết mức độ và phương hướng quay của chùm ánh sáng. Các nhà khoa học vẫn quan niệm mọi ánh sáng đều có xung lượng góc là số nguyên lần của hằng số Planck trong vật lý lượng tử.
Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu ở Đại học Trinity, Dublin, Ireland tìm thấy một loại ánh sáng có xung lượng góc chỉ bằng 1/2 hằng số Planck. Ảnh: Agsandrew.
Tiếng vọng trong khí quyển
Năm 1962, các nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Vô tuyến Jicamarca, Peru, phát hiện một số sóng vô tuyến họ gửi vào trong không gian bị dội ngược trở lại như có hiện tượng phản xạ ở tầng khí quyển tại độ cao 130-160 km. Năm 2016, các nhà nghiên cứu sử dụng siêu máy tính để mô phỏng tầng khí quyển phía trên. Họ phát hiện sóng vô tuyến dội ngược lại có liên hệ mật thiết với Mặt Trời.
Khi ánh sáng Mặt Trời va chạm với tầng điện ly, nó tước bỏ electron của các phân tử trong tầng khí quyển này, tạo ra ion và các electron tự do. Khi electron mang năng lượng cao di chuyển qua tập hợp các hạt mang năng lượng thấp hơn tạo ra dao động giống như kéo dây đàn, làm bật ngược trở lại sóng vô tuyến phát ra từ Đài quan sát Vô tuyến Jicamarca. Ảnh: Jorge Chau.
Hóa thạch bò sát cổ đại
Drepanosaurus là loài bò sát trông giống tắc kè hoa sinh sống trên đất liền khoảng 200 triệu năm trước. Vào thập kỷ 1970, giới khảo cổ phát hiện hóa thạch dài 0,5 m của loài này tại Italy.
Năm 2016, hóa thạch mới của Drepanosaurus được tìm thấy tại New Mexico, Mỹ. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology, chân trước của Drepanosaurus hoàn toàn không giống với các động vật 4 chân khác. Drepanosaurus có một xương gánh (ulna) hình lưỡi liềm và một xương cổ tay dài bất thường. Chân của con vật có móng vuốt giống thú ăn kiến hiện đại. Ảnh: Victor Leshyk.
Hình thức mới của vật chất
Các nhà vật lý bắn phá tấm alpha-ruthenium chloride (α-RuCl3) bằng neutron. Quá trình va chạm tạo chất lỏng spin lượng tử Kitaev, trông giống chất rắn có thể giữ ở trên tay nhưng lại chứa các electron nhảy từ chỗ này qua chỗ khác như ở chất lỏng. Ảnh: Genevieve Martin.
"Bản sao" Trái Đất
Tháng 9/2016, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố phát hiện về Proxima b, hành tinh đá quay quanh ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất là Proxima Centauri, cách Trái Đất 4 năm ánh sáng. Proxima b ở gần ngôi sao mẹ hơn 5% so với Trái Đất và chỉ mất 11,2 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Hành tinh này nằm trong khu vực cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt và do đó có điều kiện phù hợp hỗ trợ sự sống phát triển. Ảnh: ESO.
Mảng màu đỏ kỳ lạ trên mặt trăng Charon
Năm 2015, hình ảnh gửi về từ tàu thăm dò New Horizons của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy có một khu vực màu đỏ khổng lồ tại cực bắc Charon, mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương.
Tháng 9/2016, các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Khí metan (CH4) thoát ra từ bầu khí quyển sao Diêm Vương bị hút bởi lực hấp dẫn của mặt trăng Charon và đóng băng khi gặp nhiệt độ lạnh tại vùng cực. Tại đó, bức xạ vũ trụ tước bỏ nguyên tử hydro của khí metan, chỉ để lại nguyên tử carbon. Những nguyên tử carbon liên kết với nhau hình thành các hợp chất hữu cơ màu đỏ vô cùng phức tạp gọi là tholins. Ảnh: NASA.
Hộp sọ dài giống người ngoài hành tinh
Tháng 6/2016, các nhà nhân chủng học khai quật được bộ xương phụ nữ tại một khu vực chôn cất truyền thống gần Gyeongju, thủ đô Vương quốc Silla (từ năm 57 trước Công nguyên đến năm 935) trên bán đảo Triều Tiên.
Người phụ nữ này qua đời lúc 30 tuổi với cái đầu thon dài, kích thước chiều dài hộp sọ bằng 75% chiều rộng. Nhưng xương hộp sọ không có dấu hiệu bị tạo hình lại bởi tác động của con người, giống như phong tục của một số nền văn hóa trên thế giới. Điều này cho thấy, đầu của người phụ nữ chỉ là sự biến dạng tự nhiên. Ảnh: Live Science.
Nhiệt độ cao chưa từng có tại Bắc Cực
Tháng 11/2016, nhiệt độ tại Bắc Cực cao hơn mức trung bình 20 độ C, làm ngăn cản quá trình hình thành băng trong mùa đông và khiến diện tích băng không ngừng giảm xuống. Đây là dấu hiệu cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu đang gây ra nhiều tác động đáng lo ngại. Ảnh: Stefan Hendricks.
Hang đom đóm phát sáng ở New Zealand
Nhiếp ảnh gia Josehp Michael ghi lại hình ảnh ánh sáng xanh lấp lánh trong hang đá vôi tại Đảo Bắc, New Zealand, Business Insider hôm 7/11 đưa tin. Theo các chuyên gia, hang động này có niên đại 30 triệu năm tuổi. Trần hang được thắp sáng bởi bầy đom đóm New Zealand có tên khoa học là arachnocampa luminosa. Ảnh: Josehp Michael.
Âm thanh bí ẩn từ vực sâu dưới Thái Bình Dương
Các nhà khoa học Mỹ thu được âm thanh kỳ lạ nằm trong dải tần số 38 - 8.000 Hz ở đáy vực Mariana sâu 10.971 m. Đây là nơi sâu nhất của Thái Bình Dương. Sharon Nieukirk, tác giả nghiên cứu chính tại Đại học Oregon, Mỹ, cho rằng âm thanh trên có nguồn gốc từ tiếng kêu của cá voi mũi nhọn, thuộc phân bộ cá voi tấm sừng.
Vị trí các nhà khoa học thu được âm thanh lạ nằm ở đáy vực Mariana sâu 10.971 m. Ảnh: Google Earth.
Ánh sáng có đặc trưng là màu sắc hoặc bước sóng. Một đại lượng quan trọng khác ít phổ biến hơn dùng để xác định ánh sáng là xung lượng góc, cho biết mức độ và phương hướng quay của chùm ánh sáng. Các nhà khoa học vẫn quan niệm mọi ánh sáng đều có xung lượng góc là số nguyên lần của hằng số Planck trong vật lý lượng tử.
Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu ở Đại học Trinity, Dublin, Ireland tìm thấy một loại ánh sáng có xung lượng góc chỉ bằng 1/2 hằng số Planck. Ảnh: Agsandrew.
Tiếng vọng trong khí quyển
Năm 1962, các nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Vô tuyến Jicamarca, Peru, phát hiện một số sóng vô tuyến họ gửi vào trong không gian bị dội ngược trở lại như có hiện tượng phản xạ ở tầng khí quyển tại độ cao 130-160 km. Năm 2016, các nhà nghiên cứu sử dụng siêu máy tính để mô phỏng tầng khí quyển phía trên. Họ phát hiện sóng vô tuyến dội ngược lại có liên hệ mật thiết với Mặt Trời.
Khi ánh sáng Mặt Trời va chạm với tầng điện ly, nó tước bỏ electron của các phân tử trong tầng khí quyển này, tạo ra ion và các electron tự do. Khi electron mang năng lượng cao di chuyển qua tập hợp các hạt mang năng lượng thấp hơn tạo ra dao động giống như kéo dây đàn, làm bật ngược trở lại sóng vô tuyến phát ra từ Đài quan sát Vô tuyến Jicamarca. Ảnh: Jorge Chau.
Hóa thạch bò sát cổ đại
Drepanosaurus là loài bò sát trông giống tắc kè hoa sinh sống trên đất liền khoảng 200 triệu năm trước. Vào thập kỷ 1970, giới khảo cổ phát hiện hóa thạch dài 0,5 m của loài này tại Italy.
Năm 2016, hóa thạch mới của Drepanosaurus được tìm thấy tại New Mexico, Mỹ. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology, chân trước của Drepanosaurus hoàn toàn không giống với các động vật 4 chân khác. Drepanosaurus có một xương gánh (ulna) hình lưỡi liềm và một xương cổ tay dài bất thường. Chân của con vật có móng vuốt giống thú ăn kiến hiện đại. Ảnh: Victor Leshyk.
Hình thức mới của vật chất
Các nhà vật lý bắn phá tấm alpha-ruthenium chloride (α-RuCl3) bằng neutron. Quá trình va chạm tạo chất lỏng spin lượng tử Kitaev, trông giống chất rắn có thể giữ ở trên tay nhưng lại chứa các electron nhảy từ chỗ này qua chỗ khác như ở chất lỏng. Ảnh: Genevieve Martin.
"Bản sao" Trái Đất
Tháng 9/2016, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố phát hiện về Proxima b, hành tinh đá quay quanh ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất là Proxima Centauri, cách Trái Đất 4 năm ánh sáng. Proxima b ở gần ngôi sao mẹ hơn 5% so với Trái Đất và chỉ mất 11,2 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Hành tinh này nằm trong khu vực cho phép nước lỏng tồn tại trên bề mặt và do đó có điều kiện phù hợp hỗ trợ sự sống phát triển. Ảnh: ESO.
Mảng màu đỏ kỳ lạ trên mặt trăng Charon
Năm 2015, hình ảnh gửi về từ tàu thăm dò New Horizons của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy có một khu vực màu đỏ khổng lồ tại cực bắc Charon, mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương.
Tháng 9/2016, các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Khí metan (CH4) thoát ra từ bầu khí quyển sao Diêm Vương bị hút bởi lực hấp dẫn của mặt trăng Charon và đóng băng khi gặp nhiệt độ lạnh tại vùng cực. Tại đó, bức xạ vũ trụ tước bỏ nguyên tử hydro của khí metan, chỉ để lại nguyên tử carbon. Những nguyên tử carbon liên kết với nhau hình thành các hợp chất hữu cơ màu đỏ vô cùng phức tạp gọi là tholins. Ảnh: NASA.
Hộp sọ dài giống người ngoài hành tinh
Tháng 6/2016, các nhà nhân chủng học khai quật được bộ xương phụ nữ tại một khu vực chôn cất truyền thống gần Gyeongju, thủ đô Vương quốc Silla (từ năm 57 trước Công nguyên đến năm 935) trên bán đảo Triều Tiên.
Người phụ nữ này qua đời lúc 30 tuổi với cái đầu thon dài, kích thước chiều dài hộp sọ bằng 75% chiều rộng. Nhưng xương hộp sọ không có dấu hiệu bị tạo hình lại bởi tác động của con người, giống như phong tục của một số nền văn hóa trên thế giới. Điều này cho thấy, đầu của người phụ nữ chỉ là sự biến dạng tự nhiên. Ảnh: Live Science.
Nhiệt độ cao chưa từng có tại Bắc Cực
Tháng 11/2016, nhiệt độ tại Bắc Cực cao hơn mức trung bình 20 độ C, làm ngăn cản quá trình hình thành băng trong mùa đông và khiến diện tích băng không ngừng giảm xuống. Đây là dấu hiệu cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu đang gây ra nhiều tác động đáng lo ngại. Ảnh: Stefan Hendricks.
Hang đom đóm phát sáng ở New Zealand
Nhiếp ảnh gia Josehp Michael ghi lại hình ảnh ánh sáng xanh lấp lánh trong hang đá vôi tại Đảo Bắc, New Zealand, Business Insider hôm 7/11 đưa tin. Theo các chuyên gia, hang động này có niên đại 30 triệu năm tuổi. Trần hang được thắp sáng bởi bầy đom đóm New Zealand có tên khoa học là arachnocampa luminosa. Ảnh: Josehp Michael.
Âm thanh bí ẩn từ vực sâu dưới Thái Bình Dương
Các nhà khoa học Mỹ thu được âm thanh kỳ lạ nằm trong dải tần số 38 - 8.000 Hz ở đáy vực Mariana sâu 10.971 m. Đây là nơi sâu nhất của Thái Bình Dương. Sharon Nieukirk, tác giả nghiên cứu chính tại Đại học Oregon, Mỹ, cho rằng âm thanh trên có nguồn gốc từ tiếng kêu của cá voi mũi nhọn, thuộc phân bộ cá voi tấm sừng.
Vị trí các nhà khoa học thu được âm thanh lạ nằm ở đáy vực Mariana sâu 10.971 m. Ảnh: Google Earth.
Tác giả bài viết: Lê Hùng
Nguồn tin: