Kinh tế

Nghịch lý rau sạch: Nhu cầu cao, tiêu thụ khó

Nhu cầu rau an toàn luôn cao, thế nhưng, không phải vì không sản xuất được rau an toàn, mà chính việc các thương lái và bản thân nhiều người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng rau không an toàn bởi giá thành rẻ hơn cũng như thiếu kiến thức về rau an toàn đã và đang dần đẩy những sản phẩm rau an toàn ra khỏi thị trường.

0:03 / 4:05
Măng bẩn và gần đây nhất là vụ việc kiểm tra, phát hiện một số mặt hàng rau củ quả tại chợ đầu mối TP Vinh không đảm bảo an toàn thực phẩm. Kết quả thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy mẫu rau quả phản ứng dương tính với các chất tồn dư của hóa chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi ngày, từ chợ đầu mối này, khối lượng lớn rau củ quả không an toàn sẽ được đi vào các chợ nhỏ, các nhà hàng, quán ăn và len lỏi vào từng gian bếp của mỗi gia đình.

images1296556 17 6 ANH PHUONG THAO RAU AN TOAN
Người tiêu dùng chưa đủ niềm tin rằng sẽ mua được đúng rau sạch

Khi được phỏng vấn, nhiều bà nội trợ tỏ ra vô cùng lo lắng, nhưng họ không đủ niềm tin rằng sẽ mua được đúng rau sạch.

Nhu cầu tiêu dùng rau an toàn đang ngày một cấp thiết, Nghệ An cũng đã triển khai khá nhiều vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng các mô hình sản xuất theo VietGap, nhưng có bao nhiêu phần trăm rau an toàn vào được thị trường và đến tay người tiêu dùng?.

Để có được một sản phẩm rau an toàn, không những phải đầu tư chi phí để cải tạo đất đai, nguồn nước tưới, kiểm soát giống mà còn phải thực hiện nghiêm các bộ quy tắc trong sản xuất rau an toàn, bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng. Những chi phí này khiến cho sản phẩm rau an toàn thường có giá thành cao hơn so với những mặt hàng rau không minh bạch về nguồn gốc xuất xứ.

Bà Đặng Thị Tâm – Giám đốc Công ty CP Phủ Diễn APG nói: Chúng tôi chọn mô hình liên kết nhằm giảm thiểu các chi phí để các bên đều có lợi, giảm bớt giá thành rau sạch, rau an toàn để giá người dân chấp nhận được. Người tiêu dùng thì cố gắng bỏ thêm một chút chi phí để trả lại cho người sản xuất.

Rõ ràng, người tiêu dùng đang khá hoang mang với những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các sản phẩm rau củ quả hiện nay. Nguồn cung mặt hàng này chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động của các thương lái chợ đầu mối và hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Trong khi đó, sự gắn kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng nông sản còn lỏng lẻo, khó truy xuất nguồn gốc rau. Chính vì thế, đã đến lúc cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các thành viên trong mối liên kết 4 nhà là nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong việc phát triển các vùng sản xuất rau an toàn thực sự.

Ông Nguyễn Văn Lập – Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh thừa nhận: Nhu cầu sản phẩm an toàn ngày càng lớn do đó các sản phẩm rau an toàn càng được mở rộng. Vì thế, việc quy hoạch phát triển rau an toàn đang được sở NN&PTNT tập trung chỉ đạo mở rộng ngày càng tăng trong thời gian tới.

Muốn giải quyết được vấn đề cung – cầu này thì trước hết người sản xuất, đơn vị kinh doanh phải cung cấp rau thực sự an toàn, có thương hiệu để nhận diện; Không chỉ vậy, người tiêu dùng cũng nên thay đổi tư duy mua hàng. Và quan trọng nhất, là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tác giả bài viết: Phương Thảo – Ngọc Mai

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP