Điều đáng nói là diễn viên "bất đắc dĩ” trong đoạn phim có cầm điện thoại nhưng ông lão vẫn chọn cách “làm không công” chứ không có ý định giữ điện thoại của thanh niên đó. Việc làm của cụ khiến ta bỗng nhận ra trong xã hội xô bồ, phức tạp như bây giờ thì vẫn còn những người tốt. Tuy họ xuất thân từ tầng lớp nghèo khó, nhưng không hề toan tính, vụng lợi - “nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm”.
Thực ra đây chỉ là một “phép thử” của nhóm dựng phim mang đến cho ông lão. Kết phim, nhóm bạn này có trích một số tiền coi như là “phần quà” gửi đến ông lão. Sau một hồi thuyết phục thì ông lão đã nhận số tiền đó, nhìn cử chỉ đưa tay gạt nước mắt của cụ khiến ai cũng nghẹn lòng.
Việc làm nhóm thanh niên này đã góp phần thức tỉnh một bộ phận trẻ sống thực dụng, chỉ biết nghĩ đến lợi ích bản thân mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Họ có tiền nhưng chỉ biết ăn chơi phung phí, không biết đồng cảm, sẻ chia với cộng đồng.
Câu chuyện ông lão nhà nghèo sửa xe và bài học thức tỉnh, nhân văn tới cộng đồng.
Thông qua clip này, tác giả muốn mọi người có cái nhìn tốt hơn, tin tưởng vào cuộc sống và sẻ chia thông điệp “Hãy giúp đỡ nếu bạn có thể”.
Sau khi được đăng tải trên trang Nghệ An, đoạn clip giàu tính nhân văn này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Bên cạnh rất nhiều bình luận bày tỏ tình cảm ngưỡng mộ, trân trọng cụ ông trong clip, cũng có một số ý kiến cho rằng nội dung của nhóm bạn trên là tốt song cách thực hiện còn chưa “khéo”. Song đây vẫn là việc làm đáng khen và cần được nhân rộng hơn nữa.
Tác giả bài viết: Mai Phương (Nguồn: Nghệ An)