Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Minh họa) |
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong năm 2024 đã tăng đáng kể. Cụ thể, có 302 doanh nghiệp tự nguyện giải thể (tăng 35,29%), 1.483 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 8,6%) và 715 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 19,4% so với năm trước.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra hoặc chỉ tăng trưởng thấp. Các ngành như: Sản xuất bia đạt 78,38% kế hoạch (tăng 2,56%), thức ăn gia súc 78,26% kế hoạch (tăng 5,57%), quần áo may sẵn 79,17% kế hoạch (tăng 0,6%). Trong khi đó, sản xuất sợi chỉ đạt 52,94% kế hoạch (giảm 8,68%), xi măng 75,83% kế hoạch (giảm 2,06%), và phân bón chỉ đạt 50,15% kế hoạch (giảm 8,82%).
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024 đạt 23.751 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2023. Trong đó, thu nội địa ước đạt 22.000 tỷ đồng (tăng 9,6%) và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1.650 tỷ đồng (tăng 29,1%). Ở chiều ngược lại, chi ngân sách địa phương năm nay đạt 45.836 tỷ đồng, vượt 27% so với dự toán.
Mặc dù thu ngân sách tăng trưởng, nhưng cơ cấu thu chưa thực sự bền vững. Thu từ tiền sử dụng đất vẫn chiếm tỷ trọng lớn (39,4%), trong khi thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 32,5%.
Tình trạng nợ thuế đã được cải thiện, nhưng vẫn còn ở mức cao. Tính đến ngày 31/10/2024, tổng nợ thuế là 3.129 tỷ đồng, giảm 2.586 tỷ đồng so với năm 2023.
Từ những số liệu trên cho thấy bức tranh kinh tế tỉnh Nghệ An năm 2024 vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Tác giả: Lê Quyết
Nguồn tin: thuonghieucongluan.com.vn