Theo đó, tổng vốn điều lệ đăng ký đạt hơn 15.300 tỉ đồng (tăng 50,1%); vốn điều lệ đăng ký bình quân đạt 8 tỉ đồng/doanh nghiệp (tăng 21,2%); tổng số lao động của các doanh nghiệp khoảng 14.600 người.
Số doanh nghiệp thành lập mới 7 tháng xếp thứ 7 cả nước và đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ. Toàn tỉnh có 6 huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch năm 2024, gồm: Thường Xuân, Như Xuân, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Nông Cống, Quan Sơn.
Số doanh nghiệp thành lập mới 7 tháng xếp thứ 7 cả nước và đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ |
Tuy nhiên, phát triển doanh nghiệp tại Thanh Hóa vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, trong 7 tháng năm 2024, do tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, việc tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hơn nữa, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh hạn chế, một số doanh nghiệp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động chất lượng cao… do vậy, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 21,3%, giải thể tăng 43,4%, thông báo giải thể tăng 98,7% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này phản ánh sự thận trọng của cộng đồng doanh nghiệp về kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh cũng như hoạt động sản xuất.
Đặc biệt, tính liên kết, hợp tác kinh doanh nhằm tham gia chuỗi giá trị còn hạn chế, dẫn đến sức cạnh tranh, chống chịu với suy thoái của thị trường trong giai đoạn hiện nay của các doanh nghiệp chưa cao. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn chưa quan tâm kịp thời, chưa chủ động nắm bắt tình hình hoạt động, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để khẩn trương tháo gỡ, hỗ trợ.
Bình quân một tháng, cả nước có hơn 19.900 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Theo khu vực kinh tế, 7 tháng có 919 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 22.400 doanh nghiệp khu vực công nghiệp và xây dựng và 71.900 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ.
Tác giả: Lan Anh
Nguồn tin: taichinhdoanhnghiep.net.vn