Trước đó, anh Thức có đăng ký và được Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Cát làm thủ tục đi XKLĐ tại Ả rập xê út thời hạn hai năm (02 năm) theo đơn hàng ALKORALI vào tháng 3/2015.
Trong thời gian làm việc ở Ả Rập Xê Út anh này đã bị bắt vì không có thẻ Iqama (giấy phép cư trú). Sau đó anh Thức được ông Nguyễn Văn Khải - Trưởng phòng thị trường của Công ty CPĐT Vĩnh Cát làm thủ tục chuyển sang công ty Kabi để tiếp tục làm việc ở bên Ả Rập.
Đến ngày 8/4/2017, anh Thức đã kết thúc hợp đồng lao động hai năm như đã ký kết với Công ty. Trong khi các lao động khác đi cùng đã về nước, còn anh Thức vẫn bị mắc kẹt vì không thể làm thủ tục về nước.
Gia đình anh Thức đã gửi đơn kêu cứu trực tiếp đến Cục quản lý lao động ngoài nước, Ban QL lao động Việt Nam tại Ả Rập, Báo chí... để mong nhận được sự giúp đỡ để đưa anh Thức trở về nước.
Bằng những bài báo của báo Đời Sống và Pháp Luật thông qua tuyến bài Người lao động tại Ả Rập kêu cứu, ngày 23/5 anh Nguyễn Văn Thức đã được làm thủ tục và trở về nước.
Gặp chúng tôi với bộ dạng hồ hởi, anh Thức cho hay: Sau khi PV đến gặp gỡ và làm việc với công ty Vĩnh Cát, ông Nguyễn Văn Khải (cán bộ thị trường của công ty Vĩnh Cát) đã gặp gỡ anh để trao đổi làm thủ tục về nước. Qua đó, ông Nguyễn Văn Khải đã tư vấn hỗ trợ cho anh Thức về thủ tục để được về nước. Tuy nhiên, hầu hết các chi phí về nước thì lao động này vẫn phải tự bỏ ra.
Nói về thời gian "mắc kẹt" nơi xứ người, anh Thức vẫn chưa thôi rùng mình khi nghĩ lại. "Cuộc sống của tôi chưa bao giờ khó khăn đến thế. Hết hạn hợp đồng từ 8/4/2017, tôi không được làm việc tiếp nên không có thu nhập. Suốt quãng thời gian đó cho đến này mọi chi phí sinh hoạt ăn ở tôi đều phải vay mượn người quen bên Ả Rập, chưa kể chi phí mỗi lần đi xin làm lại thủ tục về nước cũng tốn rất nhiều tiền." - anh Thức chia sẻ.
Theo anh Thức, việc về được Việt Nam khiến anh cảm thấy mừng lắm, mặc dù thiệt một tí nhưng cảm giác như được sống trở lại.
"Cám ơn báo Đời Sống và Pháp Luật, nhờ có tiếng nói của báo đã góp phần tác động khiến cho họ hỗ trợ thủ tục giúp tôi có thể về nước.Thời gian qua ở Ả Rập, tôi đã khổ lắm rồi, công việc không có, tiền không có, chưa khi nào tôi cảm thấy vui đến thế." " - anh Thức xúc động nói.
Mặc dù đã được trở về nước an toàn nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được đơn vị nào bảo hộ cho anh Thức đi XKLĐ.
Trước đó trả lời báo chí, ông Nguyễn Thanh Sơn - TGĐ Công ty CP Vĩnh Cát cho biết: “Công ty Vĩnh Cát chỉ hỗ trợ cho lao động Thức việc làm visa và chắp nối với đối tác, còn mọi việc khác chỉ có bà Mai thì mới rõ đưa lao động đi theo công ty nào. Công ty Vĩnh Cát không hề có hợp đồng thỏa thuận nào với lao động Thức cả.”
"Tôi muốn tiếp tục theo đuổi vụ việc để có thể tìm ra đơn vị nào phải chịu trách nhiệm sau khi đã để tôi phải chịu những khó khăn, vất vả bên Ả Rập" - anh Thức bức xúc nói.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Trong thời gian làm việc ở Ả Rập Xê Út anh này đã bị bắt vì không có thẻ Iqama (giấy phép cư trú). Sau đó anh Thức được ông Nguyễn Văn Khải - Trưởng phòng thị trường của Công ty CPĐT Vĩnh Cát làm thủ tục chuyển sang công ty Kabi để tiếp tục làm việc ở bên Ả Rập.
Đến ngày 8/4/2017, anh Thức đã kết thúc hợp đồng lao động hai năm như đã ký kết với Công ty. Trong khi các lao động khác đi cùng đã về nước, còn anh Thức vẫn bị mắc kẹt vì không thể làm thủ tục về nước.
Gia đình anh Thức đã gửi đơn kêu cứu trực tiếp đến Cục quản lý lao động ngoài nước, Ban QL lao động Việt Nam tại Ả Rập, Báo chí... để mong nhận được sự giúp đỡ để đưa anh Thức trở về nước.
Bằng những bài báo của báo Đời Sống và Pháp Luật thông qua tuyến bài Người lao động tại Ả Rập kêu cứu, ngày 23/5 anh Nguyễn Văn Thức đã được làm thủ tục và trở về nước.
Gặp chúng tôi với bộ dạng hồ hởi, anh Thức cho hay: Sau khi PV đến gặp gỡ và làm việc với công ty Vĩnh Cát, ông Nguyễn Văn Khải (cán bộ thị trường của công ty Vĩnh Cát) đã gặp gỡ anh để trao đổi làm thủ tục về nước. Qua đó, ông Nguyễn Văn Khải đã tư vấn hỗ trợ cho anh Thức về thủ tục để được về nước. Tuy nhiên, hầu hết các chi phí về nước thì lao động này vẫn phải tự bỏ ra.
Nói về thời gian "mắc kẹt" nơi xứ người, anh Thức vẫn chưa thôi rùng mình khi nghĩ lại. "Cuộc sống của tôi chưa bao giờ khó khăn đến thế. Hết hạn hợp đồng từ 8/4/2017, tôi không được làm việc tiếp nên không có thu nhập. Suốt quãng thời gian đó cho đến này mọi chi phí sinh hoạt ăn ở tôi đều phải vay mượn người quen bên Ả Rập, chưa kể chi phí mỗi lần đi xin làm lại thủ tục về nước cũng tốn rất nhiều tiền." - anh Thức chia sẻ.
Theo anh Thức, việc về được Việt Nam khiến anh cảm thấy mừng lắm, mặc dù thiệt một tí nhưng cảm giác như được sống trở lại.
"Cám ơn báo Đời Sống và Pháp Luật, nhờ có tiếng nói của báo đã góp phần tác động khiến cho họ hỗ trợ thủ tục giúp tôi có thể về nước.Thời gian qua ở Ả Rập, tôi đã khổ lắm rồi, công việc không có, tiền không có, chưa khi nào tôi cảm thấy vui đến thế." " - anh Thức xúc động nói.
Mặc dù đã được trở về nước an toàn nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được đơn vị nào bảo hộ cho anh Thức đi XKLĐ.
Trước đó trả lời báo chí, ông Nguyễn Thanh Sơn - TGĐ Công ty CP Vĩnh Cát cho biết: “Công ty Vĩnh Cát chỉ hỗ trợ cho lao động Thức việc làm visa và chắp nối với đối tác, còn mọi việc khác chỉ có bà Mai thì mới rõ đưa lao động đi theo công ty nào. Công ty Vĩnh Cát không hề có hợp đồng thỏa thuận nào với lao động Thức cả.”
"Tôi muốn tiếp tục theo đuổi vụ việc để có thể tìm ra đơn vị nào phải chịu trách nhiệm sau khi đã để tôi phải chịu những khó khăn, vất vả bên Ả Rập" - anh Thức bức xúc nói.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Tác giả bài viết: HẢI ĐĂNG
Nguồn tin: