Khoai nưa là một loại cây thảo với đặc điểm: củ to hình cầu dẹt, đường kính lên tới 25cm. Củ có mặt phía dưới lồi ra nhiều u tròn, mang rễ con, mặt trên lõm xuống. Vỏ ngoài màu nâu, thịt màu vàng nhạt; lá đơn, màu xanh lục nâu có đốm trắng, phần cuống dài lên tới 40cm. Mỗi lá chia làm 3 nhánh, các nhanh tiếp tục chia đốt. Phần phiến lá xẻ thùy sâu với hình lông chim...; cụm hoa có mo lớn, phần bao mo màu lục nhạt điểm các vết lục thẫm. Phía mép có màu hung tím, còn mặt trong thì màu đỏ sẫm; quả mỏng...
Khoai nưa được trồng phổ biến ở các nước thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản,... Tại Việt Nam, chúng có nhiều ở các ở Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh và một số vùng nông thôn ngày nay cũng trồng để lấy củ ăn hoặc làm vị thuốc.
Tại Việt Nam, khoai nưa có nhiều ở các ở Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh và một số vùng nông thôn ngày nay cũng trồng để lấy củ ăn hoặc làm vị thuốc. |
“Từ ngày minh sinh ra đã thấy các cụ các bà vào rừng đào khoai nưa về ăn. Mọi người bảo chẳng biết chúng có từ bao giờ, chỉ biết từ xa xưa người người nhà nhà đã trồng rồi”, chị Trang Vũ (25 tuổi, Hà Giang) cho biết.
Trước đây, khi kinh tế chưa phát triển, người dân quê chị Trang coi khoai nưa là loại lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Thậm chí chúng còn là món ăn cứu đói của cả hàng. Song xã hội hiện đại hơn, người ta ít trồng và đào chúng về ăn.
“Người dân không trồng khoai nưa không có nghĩa chúng không được sử dụng. Một số hộ dân trong làng vẫn trồng để lấy củ ăn. Khi ấy họ sẽ thu hoạch củ sớm bởi sẽ bở và ít ngứa hơn. Nếu dùng để ăn, họ chỉ cần gọt vỏ ngâm với nước vo gạo khoảng nửa ngày rồi nấu với một ít muối trong khoảng 1 tiếng đồng hồ là có thể ăn được”, chị Trang cho hay.
Khoai nưa luộc ăn có vị bùi bùi thơm thơm, khác với các loại khoai khác. Đặc biệt nó không hề cho người thưởng thức cảm giác nghẹn cổ.
Ngoài luộc, người dân quê chị Trang còn dùng khoai nưa để nấu canh hoặc làm bánh truyền thống. Tất cả đều mang lại hương vị đặc trưng của núi rừng...
Món ăn chế biến từ khoai nưa. |
“Bên cạnh cách chế biến trên, quê mình còn chế biến khoai nưa thành dược liệu để làm thuốc bằng cách thái mỏng và ngâm với nước vo gạo qua đêm. Sau đó họ tiếp tục ngâm với nước phèn chua 1 đêm rồi phơi khô. Mỗi lần dùng họ sẽ nấu với nước gừng cho hết ngứa rồi kết hợp vào từng bài thuốc”, chị Trang nói.
Hiện tại khoai nưa là mặt hàng được khá nhiều người dân ở thành phố tìm mua về ăn thử. Mặc dù cách chế biến khá phức tạp song họ “dám chơi” chỉ để được thưởng thức loại củ lạ này.
“Mình không biết người ta bán thế nào, còn trên quê mình khoai nưa rẻ lắm. Ở chợ giá chừng 20.000 đồng/kg. Thậm chí người ta còn có thể sang nhà xin nhau vài khóm, đào về nấu canh. Còn người thành phố nhờ mua gửi xuống thì giá cao hơn chút, khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg, tùy thời điểm”, cô gái trẻ nói.
Bên cạnh là loại lương thực được ưa chuộng, khoai nưa còn có tác dụng chữa bệnh như chữa liệt nửa người, sốt rét, rắn cắn...
Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn