Tuy nhiên, xét tình hình học tập thực tế của chị N. tại Pháp và hoàn cảnh gia đình học viên khó khăn, UBND TP Đà Nẵng vẫn đồng ý để chị N. tiếp tục tham gia Đề án. Tuy nhiên, đến khi hoàn thành khóa đào tạo tại Pháp vào năm 2013, kết quả học tập cuối khóa của chị N. vẫn đạt loại Trung bình, vi phạm hợp đồng tham gia Đề án 922.
Theo quy định Đề án và Hợp đồng đào tạo, chị N. bị đưa ra khỏi Đề án và cùng đại diện gia đình có trách nhiệm bồi hoàn 50% tổng kinh phí đào tạo (gần 400 triệu đồng), và phải bồi hoàn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Quá hạn (đúng hạn là trước tháng 11/2014), chị N. và gia đình vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ về việc nộp số tiền trên vào ngân sách thành phố theo quy định. Sau nhiều lẫn hoãn vì nhiều lý do, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã mở phiên sơ thẩm vào sáng nay 30/6/2016 và tuyên buộc chị N. và gia đình bồi thường kinh phí đào tạo gần 400 triệu đồng do vi phạm hợp đồng như trên.
Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng cho biết, đã có 629 lượt người được cử đi học trong nước và nước ngoài theo đề án thu hút nhân lực. Tính đến nay, Trung tâm đã xử lý vi phạm hợp đồng và xin ra khỏi Đề án 83 người. Trong đó, có 13 trường hợp đã phải khởi kiện ra toà dân sự với tổng kinh phí phải bồi hoàn là hơn 20 tỷ đồng.
Tác giả bài viết: Khánh Hiền