Trước khi sửa lại, căn bếp này mang phong cách của những năm 60, công bằng mà nói nó cũng khá gọn gàng, nhưng không gian bị bỏ phí rất nhiều, thiết kế bếp không hợp lý, bếp nấu nhỏ mà không gian để trống lại quá rộng. Cộng thêm việc trong bếp bị tối bởi những gam màu nặng nề gồm giấy dán tường hoa văn màu cam, tủ gỗ nâu và sàn nhà vàng xám. Hai ô cửa sổ lớn dường như không thay đổi được nhiều hiện trạng của căn bếp.
2. Cải tạo căn bếp nặng nề
Căn bếp này khá đầy đủ và thậm chí còn sở hữu những món đồ hiện đại, tuy nhiên do bố cục không khoa học cộng thêm những vách ngăn cùng với những chiếc tủ rời rạc và to kệch khiến không gian của bếp bị hạn chế đi rất nhiều và khiến việc nấu nướng cũng khó khăn hơn.
Đó cũng là lý do căn bếp cần được cải tạo lại, đầu tiên, nội thất được sắp xếp lại tạo cảm giác liền mạch cho bố cục chung và cũng là để tạo thêm khoảng trống cho nấu nướng.
3. Cải tạo căn bếp gò bó
Căn bếp này đã được sử dụng cả chục năm, nhược điểm của nó là hơi lộn xộn và khá gò bó. Chủ sở hữu của căn bếp từng phải thốt lên rằng căn bếp thực sự thiếu sự hấp dẫn và cô chẳng có hứng thú nấu nướng gì ở đây. Chính vì vậy cô quyết định cải tạo và tiến hành một cuộc "lột xác" cho căn bếp.
Dụng cụ nhà bếp mới được thay mới gần như hoàn toàn. Nếu ở gian bếp cũ, bếp nấu nhỏ, không có thông gió, nhiều món đồ bếp đã cũ và không còn hoạt động tốt cộng thêm việc đồ nội thất được lắp đặt rời rạc thì bây giờ chúng được sắp xếp lại, các ngăn lưu trữ nhỏ được thay bằng một chiếc tủ lớn cao đến trần với rất nhiều ngăn lưu trữ. Chiếc tủ sơn màu trắng để giúp tạo cảm giác ít nặng nề hơn.
Tác giả bài viết: Fairy N
Nguồn tin: