Ngày giữa đông, ông Trịnh Đình Ninh (thôn Yên Lý, xã Yên Bái, huyện Yên Định, Thanh Hóa) loay hoay trong căn nhà cấp 4. Năm nay 60 tuổi, người đàn ông dáng gầy xộp bảo giờ không còn làm được gì, chỉ ở nhà trông cháu.
“Không phải tôi từng làm cán bộ công chức rồi nghỉ hưu trí. Nhà làm nông nhưng sức khỏe tôi không còn”, ông Ninh giãi bày.
Kiệt quệ vì ung thư
Dỗ dành đứa cháu gái nhỏ làm quen với khách rồi ông Ninh kể, mình và vợ là bà Lưu Thị Hoa (56 tuổi) đều mắc bệnh ung thư.
Giữa năm 2006, bà Hoa có dấu hiệu mệt mỏi, hay ốm và sưng hạch ở vú. Gia đình tức tốc đưa bà đi bệnh viện khám thì phát hiện ung thư vú. Trải qua quá trình phẫu thuật, gia đình tiêu tốn gần 100 triệu đồng.
“May mắn phát hiện sớm nên bà ấy còn sống được với tôi cho đến giờ. Nghĩ là tai họa ập xuống gia đình tôi đã qua, thế mà ông trời vẫn chưa buông tha”, người đàn ông có khuôn mặt khắc khổ nghẹn giọng.
“Không phải tôi từng làm cán bộ công chức rồi nghỉ hưu trí. Nhà làm nông nhưng sức khỏe tôi không còn”, ông Ninh giãi bày.
Kiệt quệ vì ung thư
Dỗ dành đứa cháu gái nhỏ làm quen với khách rồi ông Ninh kể, mình và vợ là bà Lưu Thị Hoa (56 tuổi) đều mắc bệnh ung thư.
Giữa năm 2006, bà Hoa có dấu hiệu mệt mỏi, hay ốm và sưng hạch ở vú. Gia đình tức tốc đưa bà đi bệnh viện khám thì phát hiện ung thư vú. Trải qua quá trình phẫu thuật, gia đình tiêu tốn gần 100 triệu đồng.
“May mắn phát hiện sớm nên bà ấy còn sống được với tôi cho đến giờ. Nghĩ là tai họa ập xuống gia đình tôi đã qua, thế mà ông trời vẫn chưa buông tha”, người đàn ông có khuôn mặt khắc khổ nghẹn giọng.
Căn bệnh ung thư dạ dày khiến sức khỏe ông Ninh giảm sút, không làm được việc gì, chỉ ở nhà trông cháu. Ẩnh: Nguyễn Dương.
Ông kể tiếp, năm 2015, khi gia đình còn chưa trả hệt nợ số tiền vay mượn thì bản thân ông bị căn bệnh ung thư dạ dày. Nhiều lần ra Hà Nội điều trị, cắt bỏ dạ dày khiến cơ thể ông từ cân nặng 60 kg nay chỉ còn 40 kg.
Ông Ninh cho hay, không chỉ riêng gia đình ông, mà địa phương cũng có nhiều người mắc bệnh ung thư không rõ nguyên nhân.
“Chúng tôi già rồi thì giờ trời kêu đi lúc nào thì đi lúc ấy nhưng chỉ sợ ảnh hưởng đến tương lai của lớp trẻ”, ông lo lắng.
Ở thôn Tâm Đông kế bên, anh Nguyễn Hữu Tiệp (40 tuổi) lủi thủi một mình trong nhà. Thấy khách vào nhưng anh cũng không lết được ra khỏi giường. Anh Tiệp cho hay, mình bị liệt 2 năm nay vì căn bệnh thoái hóa xương dẫn đến hoại tử.
“Vợ tôi đưa con gái đầu ra Hà Nội điều trị bệnh ung thư máu. Đứa con nhỏ thì đi học nên nhà chỉ có mình tôi”, anh Tiệp mở đầu câu chuyện.
Bản thân bị bại liệt, con gái lại mắc bệnh ung thư khiến gia đình anh Tiệp rơi vào cảnh cùng quẫn. Ảnh: Nguyễn Dương.
Anh kể, giữa năm 2016, con gái anh tên Nguyễn Thị Tuyết (học lớp 9) phát hiện căn bệnh ung thư. Trước đó, cháu có các dấu hiệu mệt mỏi, đi học hay ngất xỉu.
Từ khi cháu phát hiện bệnh, chị Trịnh Thị Phương (39 tuổi, vợ anh Tiếp) nhiều lần phải một mình đưa con ra Hà Nội truyền máu, hóa chất để điều trị.
“Xưa nay gia đình tôi không ai bị căn bệnh này. Giờ cháu mắc bệnh, nhà tôi đã nghèo giờ lại rơi vào túng quẫn”, anh Tiệp nói rồi thở dài.
3 năm, 22 người chết vì ung thư
Theo thống kê của Trạm y tế xã Yên Bái, tính từ năm 2010 đến năm 2016, trên địa bàn xã có 33 người chết vì ung thư gan, phổi, dạ dày, máu,... Tính riêng trong 3 năm gần đây, xã có 22 người chết vì căn bệnh này. Hiện có 12 người xác định đang mắc bệnh.
Những cái chết liên tiếp vì căn bệnh “K” quái ác khiến người dân xã Yên Bái luôn sống trong bất an, sợ hãi. Họ bày tỏ, mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc tìm nguyên nhân và có giải pháp phòng trừ để an tâm sinh sống.
Theo các cụ cao niên, trước kia khu vực chợ Hổ Bái (ở thôn Phú Đức, trung tâm xã) là kho thuốc trừ sâu của hợp tác xã nông nghiệp. Nơi đây thường được người dân gọi là kho thuốc ông Diệu. Trước kia, ông Diệu ở thôn Phú Đức là Thủ kho Hợp tác xã.
Người dân xã Yên Bái nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm. Ảnh: Nguyễn Dương.
Kho thuốc trừ sâu này có khoảng 5 gian nhà cấp 4. Lúc đó, thuốc trừ sâu chỉ để tràn lan ra sàn nhà mà không cần che chắn hay lót thảm ở dưới. Hơn chục năm trước, kho thuốc này mới được phá bỏ. Hợp tác xã được di chuyển đi chỗ khác để xây dựng chợ. Sau này ông Diệu cũng mất vì ung thư.
Ở Yên Bái, người dân chủ yếu dùng nguồn nước giếng khơi và giếng khoan. Họ cho rằng, kho thuốc trừ sâu có thể là nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm dẫn đến phát sinh bệnh.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Hữu Thuân, Phó chủ tịch xã Yên Bái cho biết căn bệnh ung thư là nỗi ám ảnh với người dân địa phương. Căn bệnh này khiến nhiều gia đình suy sụp, khó khăn về tinh tế.
Về thông tin người dân nghi ngờ nguồn nước ô nhiễm thuốc trừ sâu, ông Thuân xác nhận đúng là trước kia khu vực chợ Hổ Bái là kho thuốc ông Diệu.
“Người dân nghi vậy nhưng xã không đủ thẩm quyền xác định. Chúng tôi đã báo cáo cầu cứu các cơ quan cấp trên về tìm nguyên nhân. Sở Tài nguyên cũng đã có về lấy mẫu nước phân tích nhưng chúng tôi chưa nhận được kết luận”, ông Thuân nói.
Tác giả bài viết: Nguyễn Dương
Nguồn tin: