Bà Bùi Thị Thăng hiện ở xóm Minh Thành, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, là vợ liệt sĩ Nguyễn Phi Bông hy sinh năm 1968. Ông Bông và bà Thăng kết hôn năm 1959, đến năm 1968, ông bà có 4 người con gái, trong đó con gái đầu sinh năm 1963 và con gái út sinh năm 1968.
Cũng như lớp lớp thanh niên khác, nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông Bông tạm biệt người vợ trẻ và con thơ để lên đường tham gia kháng chiến chống Mỹ. Do nghề nghiệp truyền thống là khai thác đánh bắt cá trên biển nên ông Bông cùng một số đồng đội được phân công làm nhiệm vụ chở vũ khí và đánh địch trên biển (còn gọi là đi B dài).
Trong một lần chở vũ khí trên biển năm 1968, tàu ông Bông bị địch phát hiện nên truy đuổi rất quyết liệt. Để bảo vệ vũ khí, ông Bông cùng các đồng đội đã anh dùng chiến đấu và hy sinh. Trận đánh đó được đồng đội cũ là ông Bùi Sĩ Hậu (hiện sống tại xóm Minh Thành, xã Quỳnh Long) miêu tả như những chiến sĩ cảm tử quân, khi bị địch tấn công, vây bắt thì dùng thuốc nổ cột sẵn quanh mình lao vào tàu địch.
Ông Bông cùng các đồng đội đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh nhưng cũng làm 1 khoang chở vũ khí của tàu địch nổ tung, làm 10 tên địch bị chết.
Nhận được tin chồng hy sinh, bà Thăng như chết lặng nhưng nén nỗi đau bà vẫn gắng tần tảo làm việc, một mình nuôi 4 con nhỏ. Vài năm sau khi chồng mất, không may đứa con gái út cũng đột ngột qua đời. Nỗi đau chồng lên nỗi đau nhưng bà đành gắng gượng, tần tảo làm lụng nuôi nấng, chăm lo cho các con nhỏ.
Các con gái bà lần lượt lập gia đình, nhưng cuộc sống gia đình của các con cũng quá khó khăn, không giúp được gì nhiều. Bởi vậy, dù bà Thăng năm nay đã bước sang tuổi 81 nhưng vẫn một mình sống trong căn nhà tạm bợ, ọp ẹp.
Ngôi nhà ông bà làm cách đây gần 60 năm đến nay đã bị hư hỏng, chực chờ đổ sụp. Mấy năm gần đây, bà thường xuyên đau ốm, chỉ nằm tại chỗ. Mọi việc đều nhờ cậy vào chị Thiên, con gái cả, người sống gần nhất với bà.
Được biết, cách đây hai năm, để hỗ trợ gia đình bà, ban cán sự xóm Minh Thành đã kiến nghị và xã Quỳnh Long đã tổ chức khảo sát, trên cơ sở đó lập hồ sơ. Xã động viên gia đình xây lại nhà, sau đó, xã sẽ cùng với huyện nghiên cứu, vận dụng cơ chế chính sách để hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, do nguồn hỗ trợ xây dựng nhà chưa có và theo quy định, các gia đình chỉ được hỗ trợ một phần khoảng 30-40 triệu đồng và ứng kinh phí ra làm trước, sau đó xã, huyện hỗ trợ sau. Vì gia đình không có điều kiện nên chưa nhận lời làm hồ sơ để làm nhà.
Theo khảo sát của xóm, để làm lại nhà, gia đình bà Thăng kinh phí cần khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Hiện nay, hàng tháng, bà Thăng chí có chế độ phụ cấp vợ liệt sĩ 1,3 triệu đồng. Hàng tháng, các con chỉ hỗ trợ thêm mua thuốc men, chăm lo cho sức khỏe cho bà chứ không thể có điều kiện để giúp mẹ làm nhà.
Ông Trần Văn Viện - xóm Phó xóm Minh Thành cho biết: Là vợ liệt sĩ, mặc dù là gia đình khó khăn nhưng khi còn có sức khỏe bà Thăng rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể và quan tâm đến hàng xóm láng giềng nên được mọi người thương yêu, quý trọng. Bởi vậy, địa phương cũng rất mong muốn nhà nước và các nhà hảo tâm hỗ trợ để bà Thăng và gia đình thỏa ước nguyện sửa chữa, nâng cấp lại ngôi nhà; có nơi che mưa, nắng lúc tuổi già./.
Cũng như lớp lớp thanh niên khác, nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông Bông tạm biệt người vợ trẻ và con thơ để lên đường tham gia kháng chiến chống Mỹ. Do nghề nghiệp truyền thống là khai thác đánh bắt cá trên biển nên ông Bông cùng một số đồng đội được phân công làm nhiệm vụ chở vũ khí và đánh địch trên biển (còn gọi là đi B dài).
Trong một lần chở vũ khí trên biển năm 1968, tàu ông Bông bị địch phát hiện nên truy đuổi rất quyết liệt. Để bảo vệ vũ khí, ông Bông cùng các đồng đội đã anh dùng chiến đấu và hy sinh. Trận đánh đó được đồng đội cũ là ông Bùi Sĩ Hậu (hiện sống tại xóm Minh Thành, xã Quỳnh Long) miêu tả như những chiến sĩ cảm tử quân, khi bị địch tấn công, vây bắt thì dùng thuốc nổ cột sẵn quanh mình lao vào tàu địch.
Ông Bông cùng các đồng đội đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh nhưng cũng làm 1 khoang chở vũ khí của tàu địch nổ tung, làm 10 tên địch bị chết.
Nhận được tin chồng hy sinh, bà Thăng như chết lặng nhưng nén nỗi đau bà vẫn gắng tần tảo làm việc, một mình nuôi 4 con nhỏ. Vài năm sau khi chồng mất, không may đứa con gái út cũng đột ngột qua đời. Nỗi đau chồng lên nỗi đau nhưng bà đành gắng gượng, tần tảo làm lụng nuôi nấng, chăm lo cho các con nhỏ.
Các con gái bà lần lượt lập gia đình, nhưng cuộc sống gia đình của các con cũng quá khó khăn, không giúp được gì nhiều. Bởi vậy, dù bà Thăng năm nay đã bước sang tuổi 81 nhưng vẫn một mình sống trong căn nhà tạm bợ, ọp ẹp.
Ngôi nhà ông bà làm cách đây gần 60 năm đến nay đã bị hư hỏng, chực chờ đổ sụp. Mấy năm gần đây, bà thường xuyên đau ốm, chỉ nằm tại chỗ. Mọi việc đều nhờ cậy vào chị Thiên, con gái cả, người sống gần nhất với bà.
Được biết, cách đây hai năm, để hỗ trợ gia đình bà, ban cán sự xóm Minh Thành đã kiến nghị và xã Quỳnh Long đã tổ chức khảo sát, trên cơ sở đó lập hồ sơ. Xã động viên gia đình xây lại nhà, sau đó, xã sẽ cùng với huyện nghiên cứu, vận dụng cơ chế chính sách để hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, do nguồn hỗ trợ xây dựng nhà chưa có và theo quy định, các gia đình chỉ được hỗ trợ một phần khoảng 30-40 triệu đồng và ứng kinh phí ra làm trước, sau đó xã, huyện hỗ trợ sau. Vì gia đình không có điều kiện nên chưa nhận lời làm hồ sơ để làm nhà.
Theo khảo sát của xóm, để làm lại nhà, gia đình bà Thăng kinh phí cần khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Hiện nay, hàng tháng, bà Thăng chí có chế độ phụ cấp vợ liệt sĩ 1,3 triệu đồng. Hàng tháng, các con chỉ hỗ trợ thêm mua thuốc men, chăm lo cho sức khỏe cho bà chứ không thể có điều kiện để giúp mẹ làm nhà.
Ông Trần Văn Viện - xóm Phó xóm Minh Thành cho biết: Là vợ liệt sĩ, mặc dù là gia đình khó khăn nhưng khi còn có sức khỏe bà Thăng rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể và quan tâm đến hàng xóm láng giềng nên được mọi người thương yêu, quý trọng. Bởi vậy, địa phương cũng rất mong muốn nhà nước và các nhà hảo tâm hỗ trợ để bà Thăng và gia đình thỏa ước nguyện sửa chữa, nâng cấp lại ngôi nhà; có nơi che mưa, nắng lúc tuổi già./.
Tác giả: Nguyễn Hải
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An