Ngày 4/5, ông Trương Công Bảy, Phó chủ tịch UBND xã Bình Minh (Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết lực lượng cứu hộ đang tiếp cận để lai kéo tàu của ông Phạm Phú Thành và các ngư dân gặp nạn vào bờ. Sức khỏe các thuyền viên đang rất yếu sau quá trình ngâm mình dưới nước.
Theo ông Bảy, qua hệ thông icom, ngư dân trình báo khoảng 23h ngày 3/5, tàu đang hành nghề câu mực tại tọa độ 19 độ vĩ Bắc - 114 độ kinh Đông thì bị một tàu khác đâm chìm. Trời tối, vụ việc xảy ra nhanh nên các ngư dân không dám khẳng định tàu của nước nào, tuy nhiên họ nghi ngờ tàu này của Trung Quốc.
"Chỉ ít phút sau khi bị đâm, tàu chìm hoàn toàn, 34 người phải nhảy xuống biển. Vị trí tàu gặp nạn cách bờ khoảng 350 hải lý thuộc vùng biển Bắc Hoàng Sa", ông Bảy nói và cho hay sau khi nhận được thông tin, rạng sáng 4/5 tàu cá do ông Phạm Phú Trung làm thuyền trưởng đang đánh bắt gần đó đã tiếp cận được hiện trường, đưa toàn bộ 34 thuyền viên lên tàu.
Cùng sáng 4/5, tàu SAR 412 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (tại Đà Nẵng) đã xuất phát đi cứu nạn tàu của ngư dân Thành. Nhà chức trách đồng thời giữ liên lạc với tàu cá của ông Trung để nắm tình hình sức khỏe, động viên các ngư dân.
Dự kiến chiều tối 5/5, các ngư dân gặp nạn về đến đất liền.
Trước đó ngày 6/3, tàu cá của ông Võ Quang Thái (trú tại thôn 1, xã Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam) đang hành nghề đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công. Theo phản ánh của ngư dân, tàu tấn công mang số hiệu 46101. Tàu này cập mạn, khống chế 10 ngư dân lấy đi lương thực, phá sạch ngư lưới cụ của họ.
Đến 18/3, tàu cá do ông Nguyễn Thương (thôn Sâm Linh Tây, Tam Quang, Núi Thành) cũng bị tàu hải cảnh cùng số hiệu trên tấn công trên đường ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt. Ngoài ra, theo ngư dân còn ít nhất 3 tàu cá khác của Việt Nam cũng bị tấn công trong thời gian này.
Theo ông Bảy, qua hệ thông icom, ngư dân trình báo khoảng 23h ngày 3/5, tàu đang hành nghề câu mực tại tọa độ 19 độ vĩ Bắc - 114 độ kinh Đông thì bị một tàu khác đâm chìm. Trời tối, vụ việc xảy ra nhanh nên các ngư dân không dám khẳng định tàu của nước nào, tuy nhiên họ nghi ngờ tàu này của Trung Quốc.
"Chỉ ít phút sau khi bị đâm, tàu chìm hoàn toàn, 34 người phải nhảy xuống biển. Vị trí tàu gặp nạn cách bờ khoảng 350 hải lý thuộc vùng biển Bắc Hoàng Sa", ông Bảy nói và cho hay sau khi nhận được thông tin, rạng sáng 4/5 tàu cá do ông Phạm Phú Trung làm thuyền trưởng đang đánh bắt gần đó đã tiếp cận được hiện trường, đưa toàn bộ 34 thuyền viên lên tàu.
Cùng sáng 4/5, tàu SAR 412 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (tại Đà Nẵng) đã xuất phát đi cứu nạn tàu của ngư dân Thành. Nhà chức trách đồng thời giữ liên lạc với tàu cá của ông Trung để nắm tình hình sức khỏe, động viên các ngư dân.
Dự kiến chiều tối 5/5, các ngư dân gặp nạn về đến đất liền.
Trước đó ngày 6/3, tàu cá của ông Võ Quang Thái (trú tại thôn 1, xã Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam) đang hành nghề đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công. Theo phản ánh của ngư dân, tàu tấn công mang số hiệu 46101. Tàu này cập mạn, khống chế 10 ngư dân lấy đi lương thực, phá sạch ngư lưới cụ của họ.
Đến 18/3, tàu cá do ông Nguyễn Thương (thôn Sâm Linh Tây, Tam Quang, Núi Thành) cũng bị tàu hải cảnh cùng số hiệu trên tấn công trên đường ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt. Ngoài ra, theo ngư dân còn ít nhất 3 tàu cá khác của Việt Nam cũng bị tấn công trong thời gian này.
Tác giả bài viết: Tiến Hùng