|
Cụ thể, tại TPHCM (2.490), Bình Dương (1.325), Đồng Nai (354), Long An (313), Bà Rịa - Vũng Tàu (109), Tây Ninh (102), Tiền Giang (100), Bến Tre (58), An Giang (53), Vĩnh Long (52), Sóc Trăng (43), Ninh Thuận (32), Kiên Giang (26), Cần Thơ (23), Đắk Lắk (19), Phú Yên (13), Đồng Tháp (13), Hậu Giang (8 ), Gia Lai (6), Cà Mau (2), Hải Dương (1), Bạc Liêu (1), Hà Nội (1).
Tính đến sáng ngày 10/8, Việt Nam có 224.894 ca nhiễm trong đó có 2.367 ca nhập cảnh và 222.527 ca nhiễm trong nước.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 220.957 ca, trong đó có 73.146 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 02/62 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.
Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
Bộ Y tế cho biết tổng số ca được điều trị khỏi: 75.920 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 509 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 23 ca.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 7.293.781 xét nghiệm cho 20.367.442 lượt người.
Trong ngày 9/8 có 599.941 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 9.987.587 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.984.300 liều, tiêm mũi 2 là 1.003.287 liều.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới 100% tuyến huyện và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia.
Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TPHCM sẵn sàng triển khai giai đoạn 2 với 700 giường bệnh để kịp thời tiếp nhận, điều trị cho các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Ngày 9/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương đã đưa vào hoạt động Bệnh viện Dã chiến số 4 với quy mô 3.000 giường.
TP. Cần Thơ thành lập thêm hai bệnh viện dã chiến trực thuộc Sở Y tế: Bệnh viện Dã chiến số 4 (đặt tại Trung đoàn 932, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng) với quy mô 400 giường và Bệnh viện Dã chiến số 5 (đặt tại Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Cần Thơ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều) với quy mô 250 giường. Tính đến thời điểm này, Cần Thơ có 13 bệnh viện tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó, có 9 bệnh viện dã chiến với quy mô khoảng 2.400 giường.
Bộ Y tế cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung mọi nguồn lực khoanh vùng, dập dịch, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, sẵn sàng đáp ứng tốt nhất với diễn biến của tình hình dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, mở rộng năng lực thực hiện xét nghiệm, tăng công suất xét nghiệm, huy động các cơ sở trong và ngoài ngành y tế tham gia thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Đến nay Việt Nam đã có 196 phòng xét nghiệm khẳng định và đã thực hiện xét nghiệm khoảng 20 triệu lượt người, phát hiện khoảng 200.000 ca dương tính SARS-CoV-2.
Để tiếp tục duy trì, nâng cao năng lực và chất lượng xét nghiệm nhằm đáp ứng công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh và sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có trong thời điểm nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số ca dương tính SARS-CoV-2 tăng cao, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tình, thành đôn đốc các phòng xét nghiệm trên địa bàn quản lý, bao gồm cả các phòng xét nghiệm tuyến Trung ương trên địa bàn, phòng xét nghiệm thuộc các ngành khác báo cáo kết quả xét nghiệm, số mẫu lấy trong ngày, số lượng xét nghiệm Realtime RT-PCR, số lượng xét nghiệm nhanh kháng nguyên hằng ngày... và số liệu cộng dồn từ khi bắt đầu thực hiện đến thời điểm báo cáo để tổng hợp, báo cáo Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur đôn đốc, tổng hợp số liệu xét nghiệm báo cáo hằng ngày và số liệu cộng dồn của các tỉnh theo phân vùng quản lý, báo cáo hàng ngày.
Tác giả: Hà Minh
Nguồn tin: Báo Tiền Phong