Trải qua nhiều biến thiên, nhưng đến nay 5 cây thị vẫn cứ xanh tốt
Cây thị lớn nhất gọi là cây thị họ, có đường kính 14m, gốc thị lớn 9 -10 người lớn dang tay ra mới ôm kín được ôm mới xuể, có hình thù rất đẹp.
Phía thân dưới gốc cây thị Hồng có một lỗ hổng khá rộng bên trong thân cây, 4 đến 5 người có thể ở trong hốc cây này. Từ bên này có thể nhìn xuyên sang bên kia được. Trong thời kỳ chiến tranh, hốc cây này được nhân dân sử dụng làm hầm chữ A tránh bom đạn của kẻ thù. Đây còn là nơi để lực lượng bộ đội Cao xạ của Nghệ An làm đài quan sát máy bay của địch
Tán cây rộng là nơi che bóng mát để trẻ em trong xóm đến chơi mỗi dịp hè về.
Mỗi khi trẻ em đến chơi, ông Lê Văn Thưởng lại kể về sự tích 5 cây thị cổ gắn với lịch sử các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Thân cây có những khối lồi lõm, sần sùi hình dạng kỳ dị. Lớp vỏ ở thân cây cứng đanh như sắt, những điểm sát gốc có màu đen như một lớp trầm tích cổ. Ông Lê Văn Thưởng - Tộc trưởng họ Lê - Nghi Thịnh - Nghi Lộc cho biết: Đến thời điểm này, nhiều người đã đến hỏi mua chùm 5 cây thị cổ này với giá 7 tỷ đồng. Thế nhưng, chúng tôi nhất định không bán. Gia đình sẽ gìn giữ, chăm sóc để con cháu thế hệ sau nhớ đến công ơn của các cụ tổ đã có công khai làng lập ấp, cuộc sống ấm no như bây giờ./.
5 cây thị cổ đã được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận cây di sản cấp quốc gia. 5 cây thị cổ này có từ thời nhà Lê, từ thời Lê Lợi đã cho nghĩa quân về nghỉ tại đây, 5 cây thị còn là nơi nghĩa quân Lê Lợi dùng để cột đàn voi chiến trước khi quân di chuyển ra Thanh Hóa đánh thắng 20 vạn quân Minh, đến thời Quang Trung Nguyễn Huệ cũng đã từng cho quân nghỉ ngơi tại đây. Trong chiến tranh chống giặc Mỹ, quần thể 5 cây thị còn là nơi để bộ đội nghỉ chân trước khi vào chi viện cho chiến trường Miền Nam. Mặc dù bị bom ném nhiều lần nhưng đến nay, 5 cây thị vẫn sống xanh tươi, cho quả ngọt, là điểm đến hấp dẫn cho du khách tham quan khi đến Nghệ An. |
Tác giả bài viết: Hồng Vinh - Ngọc Mai