Bạn cần biết

Khi nào huyết áp cao gây nguy hiểm?

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát và điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, bệnh thận.

Người bị huyết áp cao nên đi khám nếu bị đau ngực đột ngột hoặc khó chịu không biến mất. Ảnh minh họa: Wellnesscenter.

Huyết áp cao là căn bệnh phổ biến và thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, khiến nhiều người không biết mình mắc bệnh. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh có thể gây nhức đầu, mờ mắt hoặc đau ngực. Cách duy nhất để phát hiện và quản lý huyết áp cao là kiểm tra thường xuyên tại các cơ sở y tế.

'Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), một số tình trạng có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao bao gồm:

Tuổi tác: Bạn có nhiều khả năng bị huyết áp cao khi già đi

Có người thân bị cao huyết áp

Chế độ ăn uống không lành mạnh - đặc biệt là chế độ ăn nhiều muối

Thừa cân

Hút thuốc

Uống quá nhiều rượu

Cảm thấy căng thẳng trong một thời gian dài.

Nếu bị huyết áp cao, bạn nên gọi cấp cứu nếu:

- Bị đau đột ngột hoặc khó chịu ở ngực mà không biến mất - cơn đau có thể giống như bị ép hoặc bị đè nén bên trong ngực, nóng rát hoặc khó tiêu.

- Bị đau lan sang cánh tay trái hoặc phải, hoặc cổ, hàm, dạ dày hoặc lưng.

- Bị đau ngực và cảm thấy đổ mồ hôi, buồn nôn, choáng váng hoặc khó thở.

- Bạn có thể đang bị đau tim.

Nếu bạn có chỉ số huyết áp quá cao, nó sẽ gây thêm căng thẳng cho mạch máu, tim và các cơ quan khác, chẳng hạn não, thận và mắt. Nếu không được điều trị, huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như:

Bệnh tim

Đau tim

Đột quỵ

Suy tim

Bệnh thận

Chứng mất trí nhớ.

Giảm huyết áp dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc những vấn đề này.

Tác giả: Mai Phương

Nguồn tin: znews.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP