Mới đây, cụ bà Lê Thi 97 tuổi (Hà Đông - Hà Nội) bất ngờ nổi tiếng khi xuất hiện trên một tờ báo nước ngoài nhờ “biệt tài” sử dụng thành thạo Internet. Theo đó, dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, răng đã rụng, lưng đã còng nhưng hàng ngày cụ Thi vẫn dành thời gian vào mạng đọc tin tức và “lướt” qua các diễn đàn văn học yêu thích. Cụ cũng thường xuyên giữ liên lạc với gia đình và bạn bè qua Facebook và Skype. Điều đặc biệt cụ bà 97 tuổi này còn có thể vẽ tranh, làm thơ và viết tiểu thuyết hàng nghìn trang trên máy tính.
Ngay sau khi được đăng tải, bài báo viết về cụ Thi lập tức gây “sốt” và nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ, comment. Hầu hết các ý kiến đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tinh thần ham học hỏi, chăm chỉ của cụ bà. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, sự minh mẫn tài năng của cụ khiến nhiều người trẻ hiện nay “không thể theo kịp”.
Tìm đến nhà cụ bà Lê Thi ở Xa La, Hà Đông, người dân ở đây không ai không biết. Họ thường gọi cụ bằng tên thân mật là “cụ bà xì tin” hay “bà còng Xa La”. Dù tuổi đã cao, sức khỏe kém song cụ bà này vẫn tự mình thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày. Cụ Thi bày biện khá nhiều sách trong phòng, trong đó có đa phần là những cuốn sách do cụ viết và sáng tác. Cụ bảo, trước kia căn phòng được chia làm đôi, một phần là phòng để cụ vẽ tranh, phần còn lại là nơi sinh hoạt.
Thời gian này, căn nhà đang sửa chữa nên các bức tranh đành phải chuyển tạm đi nơi khác. Chính vì thế, thú vui duy nhất của cụ là chiếc máy tính Acer đời cũ. Hàng ngày vào những lúc rảnh rỗi, cụ bà 97 tuổi này lại vào mạng đọc báo, “lướt” web hoặc “chat” với cháu nội ở bên Nga.
Nói về thói quen đặc biệt của mình, cụ Thi móm mém cười cho biết, mình học máy tính vào năm 84 tuổi. Ban đầu cụ dự định vào mạng để hoàn thiện cuốn tiểu thuyết “Ngược dòng” nhưng sau đó được các cháu dạy cách vào “Google”, “Facebook” và “Yahoo”. “Thời gian đầu cũng lóng ngóng, ngượng nghịu, nhưng luyện mãi thì cũng quen dần. Tôi chỉ mất 2 ngày là sử dụng thành thạo máy tính. Bây giờ sức khỏe kém nên không vào mạng thường xuyên như trước. Tuy nhiên một ngày ít nhất cũng phải dành chút thời gian để đọc truyện hoặc tin tức”, cụ Thi kể.
Tài khoản Facebook “Lê Thi” của cụ có khá nhiều người theo dõi, kết bạn. Cụ cũng hay viết tâm tư lên dòng thời gian hoặc tham gia bình luận trong các bài viết của “bạn bè”. “Vào facebook chủ yếu là giải trí, bạn bè bằng tuổi tôi không có ai dùng facebook cả. Tôi vào để giao lưu, thể hiện suy nghĩ quan điểm của mình, đôi khi cũng là cách để biết hơn về cuộc sống của giới trẻ hiện nay”, cụ Thi nói.
Chia sẻ về bài báo nước ngoài viết về mình, cụ không lấy làm bất ngờ. Cụ bà 97 tuổi cho biết: “Hôm bài báo được đăng tải, cháu nội tôi có gọi điện và gửi link bài cho tôi đọc. Từ hơn chục năm qua tôi cũng đã được nhiều báo Việt Nam phỏng vấn, viết bài thế nhưng sau khi lên báo nước ngoài thì nhiều người biết đến hơn”.
Nhắc lại kỷ niệm vui này, cụ kể, cách đây khoảng 6 tháng, một đoàn phóng viên của Singapore đến Việt Nam để tìm hiểu về cuộc sống của người cao tuổi. Ban đầu, họ chủ yếu viết về các chương trình từ thiện và những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng sau đó lại thay đổi, muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của những người già tân tiến, có học thức.
Một nhà báo Việt Nam sau đó đã dẫn họ đến gặp cụ Lê Thi. “Họ đến hỏi chuyện tôi cả buổi và còn chụp ảnh chung với tôi nữa. Bẵng đi một thời gian không thấy họ đăng bài, tôi tưởng sự việc trôi qua rồi. Ai ngờ, cách đây vài hôm, cháu nội tôi gọi điện nói tôi vào mạng đọc thì mới biết”, cụ bà 97 tuổi này nhớ lại. Nói về danh xưng “cụ bà sành sỏi Internet nhất Việt Nam”, cụ cười khiêm tốn, cho rằng “điều này hơi quá” và chỉ dám nhận mình là người yêu công nghệ chứ chưa đến mức “sành sỏi”.
Hiện tại, sức khỏe của cụ Lê Thi đã yếu đi nhiều. Cách đây 3 năm, cụ phát hiện mình bị ung thư da nên đến giờ vẫn phải điều trị bằng thuốc. Bù lại tinh thần, đầu óc của cụ vẫn còn khá minh mẫn. Cụ vẫn tự mình làm được các công việc cá nhân và nấu ăn cho mình mỗi lúc con cháu bận rộn.
Thậm chí, cụ Lê Thi vẫn dành thời gian đọc truyện, làm thơ. Sau khi hoàn thành cuốn tiểu tuyết “Ngược dòng vào năm 2009” dài 200 trang, hiện cụ bà 97 tuổi này vẫn đang ấp ủ và viết dở một cuốn tiểu thuyết khác với tên gọi là “Vòng xoáy cuộc đời”.
Ngoài viết truyện, cụ còn làm thơ và vẽ tranh. Hiện cụ đã vẽ được khoảng 2000 bức tranh, chủ yếu là tranh phong cảnh làng quê, cụ Thi chia sẻ: “Tôi quan niệm, còn sống ngày nào là còn phải sống cho đúng nghĩa. Đã đam mê là phải đam mê đến cùng. Tôi làm việc rất chăm chỉ, thậm chí hôm nay đang vẽ dở một bức tranh mà đến khi đi ngủ vẫn còn mơ mình đang vẽ. Tôi cứ vẽ theo sở thích, vẽ những gì gần gũi, thân thuộc, cũng chẳng nghĩ sau này mình lại được nhiều người biết đến”.
Khi được hỏi về bí quyết trường thọ của mình, cụ cười tủm tỉm nói: “Tôi cũng chẳng có bí quyết gì cao siêu, chỉ là ăn ngủ đúng giờ, không ngừng học hỏi, làm việc mỗi ngày và giữ tinh thần lạc quan. Tôi quan niệm mình cũng giống như then cửa sắt, nếu để không sẽ hoen gỉ nhưng sử dụng hàng ngày thì sẽ luôn như mới. Con người nếu hàng ngày không tư duy, học hỏi thì cũng nhanh cũ kỹ, già nua".
Ngay sau khi được đăng tải, bài báo viết về cụ Thi lập tức gây “sốt” và nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ, comment. Hầu hết các ý kiến đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tinh thần ham học hỏi, chăm chỉ của cụ bà. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, sự minh mẫn tài năng của cụ khiến nhiều người trẻ hiện nay “không thể theo kịp”.
Tìm đến nhà cụ bà Lê Thi ở Xa La, Hà Đông, người dân ở đây không ai không biết. Họ thường gọi cụ bằng tên thân mật là “cụ bà xì tin” hay “bà còng Xa La”. Dù tuổi đã cao, sức khỏe kém song cụ bà này vẫn tự mình thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày. Cụ Thi bày biện khá nhiều sách trong phòng, trong đó có đa phần là những cuốn sách do cụ viết và sáng tác. Cụ bảo, trước kia căn phòng được chia làm đôi, một phần là phòng để cụ vẽ tranh, phần còn lại là nơi sinh hoạt.
Thời gian này, căn nhà đang sửa chữa nên các bức tranh đành phải chuyển tạm đi nơi khác. Chính vì thế, thú vui duy nhất của cụ là chiếc máy tính Acer đời cũ. Hàng ngày vào những lúc rảnh rỗi, cụ bà 97 tuổi này lại vào mạng đọc báo, “lướt” web hoặc “chat” với cháu nội ở bên Nga.
Nói về thói quen đặc biệt của mình, cụ Thi móm mém cười cho biết, mình học máy tính vào năm 84 tuổi. Ban đầu cụ dự định vào mạng để hoàn thiện cuốn tiểu thuyết “Ngược dòng” nhưng sau đó được các cháu dạy cách vào “Google”, “Facebook” và “Yahoo”. “Thời gian đầu cũng lóng ngóng, ngượng nghịu, nhưng luyện mãi thì cũng quen dần. Tôi chỉ mất 2 ngày là sử dụng thành thạo máy tính. Bây giờ sức khỏe kém nên không vào mạng thường xuyên như trước. Tuy nhiên một ngày ít nhất cũng phải dành chút thời gian để đọc truyện hoặc tin tức”, cụ Thi kể.
Tài khoản Facebook “Lê Thi” của cụ có khá nhiều người theo dõi, kết bạn. Cụ cũng hay viết tâm tư lên dòng thời gian hoặc tham gia bình luận trong các bài viết của “bạn bè”. “Vào facebook chủ yếu là giải trí, bạn bè bằng tuổi tôi không có ai dùng facebook cả. Tôi vào để giao lưu, thể hiện suy nghĩ quan điểm của mình, đôi khi cũng là cách để biết hơn về cuộc sống của giới trẻ hiện nay”, cụ Thi nói.
Chia sẻ về bài báo nước ngoài viết về mình, cụ không lấy làm bất ngờ. Cụ bà 97 tuổi cho biết: “Hôm bài báo được đăng tải, cháu nội tôi có gọi điện và gửi link bài cho tôi đọc. Từ hơn chục năm qua tôi cũng đã được nhiều báo Việt Nam phỏng vấn, viết bài thế nhưng sau khi lên báo nước ngoài thì nhiều người biết đến hơn”.
Nhắc lại kỷ niệm vui này, cụ kể, cách đây khoảng 6 tháng, một đoàn phóng viên của Singapore đến Việt Nam để tìm hiểu về cuộc sống của người cao tuổi. Ban đầu, họ chủ yếu viết về các chương trình từ thiện và những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng sau đó lại thay đổi, muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của những người già tân tiến, có học thức.
Một nhà báo Việt Nam sau đó đã dẫn họ đến gặp cụ Lê Thi. “Họ đến hỏi chuyện tôi cả buổi và còn chụp ảnh chung với tôi nữa. Bẵng đi một thời gian không thấy họ đăng bài, tôi tưởng sự việc trôi qua rồi. Ai ngờ, cách đây vài hôm, cháu nội tôi gọi điện nói tôi vào mạng đọc thì mới biết”, cụ bà 97 tuổi này nhớ lại. Nói về danh xưng “cụ bà sành sỏi Internet nhất Việt Nam”, cụ cười khiêm tốn, cho rằng “điều này hơi quá” và chỉ dám nhận mình là người yêu công nghệ chứ chưa đến mức “sành sỏi”.
Hiện tại, sức khỏe của cụ Lê Thi đã yếu đi nhiều. Cách đây 3 năm, cụ phát hiện mình bị ung thư da nên đến giờ vẫn phải điều trị bằng thuốc. Bù lại tinh thần, đầu óc của cụ vẫn còn khá minh mẫn. Cụ vẫn tự mình làm được các công việc cá nhân và nấu ăn cho mình mỗi lúc con cháu bận rộn.
Thậm chí, cụ Lê Thi vẫn dành thời gian đọc truyện, làm thơ. Sau khi hoàn thành cuốn tiểu tuyết “Ngược dòng vào năm 2009” dài 200 trang, hiện cụ bà 97 tuổi này vẫn đang ấp ủ và viết dở một cuốn tiểu thuyết khác với tên gọi là “Vòng xoáy cuộc đời”.
Ngoài viết truyện, cụ còn làm thơ và vẽ tranh. Hiện cụ đã vẽ được khoảng 2000 bức tranh, chủ yếu là tranh phong cảnh làng quê, cụ Thi chia sẻ: “Tôi quan niệm, còn sống ngày nào là còn phải sống cho đúng nghĩa. Đã đam mê là phải đam mê đến cùng. Tôi làm việc rất chăm chỉ, thậm chí hôm nay đang vẽ dở một bức tranh mà đến khi đi ngủ vẫn còn mơ mình đang vẽ. Tôi cứ vẽ theo sở thích, vẽ những gì gần gũi, thân thuộc, cũng chẳng nghĩ sau này mình lại được nhiều người biết đến”.
Khi được hỏi về bí quyết trường thọ của mình, cụ cười tủm tỉm nói: “Tôi cũng chẳng có bí quyết gì cao siêu, chỉ là ăn ngủ đúng giờ, không ngừng học hỏi, làm việc mỗi ngày và giữ tinh thần lạc quan. Tôi quan niệm mình cũng giống như then cửa sắt, nếu để không sẽ hoen gỉ nhưng sử dụng hàng ngày thì sẽ luôn như mới. Con người nếu hàng ngày không tư duy, học hỏi thì cũng nhanh cũ kỹ, già nua".
Tác giả: Hà Trang
Nguồn tin: Báo Dân trí
Nguồn tin: Báo Dân trí