Nếu như giữa trung tâm Sài Gòn (khu vực vòng xoay Dân Chủ: quận 10 và 3) từng là nghĩa địa lớn nhất Sài Gòn vì có ngôi mộ tập thể (dân Sài Gòn xưa gọi “Mả ngụy”) chôn hàng ngàn người già, trẻ, trai, gái bị xử tử vì tội phản nghịch trong cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) dưới thời vua Minh Mạng, thì cũng ngay tại trung tâm TP. Biên Hòa (Đồng Nai) cũng từng tồn tại một khu nghĩa địa có ngôi mộ lớn chôn chung hàng trăm người mà dân Biên Hòa xưa gọi là “Mả tù” dưới thời vua Tự Đức.
Cuộc thảm sát tàn khốc cách đây 155 năm
Ngày nay, khi nhắc đến đến địa danh “Mả tù” không nhiều người dân Biên Hòa nào còn biết rõ tận tường, chỉ có những lão dân kỳ cựu sống ở khu vực Dốc Sỏi, Ngã Ba Thành, chợ nhỏ Cây Chàm (thuộc phường Quang Vinh) thì có thể còn nhớ chút ít. Dấu tích “Mả tù” xưa nay đã bị xóa mờ. Nhân dịp Giáo xứ Biên Hòa kỷ niệm 150 thành lập, chúng tôi thử dò tìm manh mối từ những trang sử liệu công giáo để làm sáng tỏ thêm những bí ẩn của “Mả tù”.
Trong cuốn kỷ yếu Giáo xứ Biên Hòa 150 năm thành lập viết, vào thế kỷ 18 “lệnh cấm đạo” gắt gao của chúa Nguyễn ở Đàng Trong ban hành nên các nhà thờ bị đốt phá, nhiều giáo sĩ và giáo hữu phải chết rũ trong tù.
Cuộc thảm sát tàn khốc cách đây 155 năm
Ngày nay, khi nhắc đến đến địa danh “Mả tù” không nhiều người dân Biên Hòa nào còn biết rõ tận tường, chỉ có những lão dân kỳ cựu sống ở khu vực Dốc Sỏi, Ngã Ba Thành, chợ nhỏ Cây Chàm (thuộc phường Quang Vinh) thì có thể còn nhớ chút ít. Dấu tích “Mả tù” xưa nay đã bị xóa mờ. Nhân dịp Giáo xứ Biên Hòa kỷ niệm 150 thành lập, chúng tôi thử dò tìm manh mối từ những trang sử liệu công giáo để làm sáng tỏ thêm những bí ẩn của “Mả tù”.
Trong cuốn kỷ yếu Giáo xứ Biên Hòa 150 năm thành lập viết, vào thế kỷ 18 “lệnh cấm đạo” gắt gao của chúa Nguyễn ở Đàng Trong ban hành nên các nhà thờ bị đốt phá, nhiều giáo sĩ và giáo hữu phải chết rũ trong tù.
Bia đá tưởng niệm 400 giáo dân “tử vì đạo”. Ảnh tư liệu trong cuốn kỷ yếu “Giáo xứ Biên Hòa 150 năm thành lập”
Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, vì đã chịu ơn Đức cha Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) giúp đỡ ông thời lưu vong nên vua đã ban hành tự do tôn giáo. Nhưng đến đời vua Minh Mạng, cấm đạo trở lại càng ác nghiệt.
Đến thời vua Tự Đức còn hơn thế nữa, vua đã ban hành chính sách tàn sát với 13 sắc chỉ cấm đạo đối với những đồng bào tôn thờ Thiên Chúa. Các tín hữu và họ đạo ở Mỹ Hội, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), Tân Triều (Biên Hòa) tổng cộng 600 người đã bị bắt giam vào ngục thất Biên Hòa. Con số người bị hành quyết tại pháp trường Dốc Sỏi lên tới hàng trăm người.
Ngày 17-12-1861, khi quân Pháp tấn công và chiếm tỉnh Biên Hòa thì tại nhà lao Biên Hòa còn 407 giáo hữu vẫn bị nhốt trong nhà lao. Vì không chống trả nổi trước sự tấn công mạnh mẽ của quân Pháp nên quan quân triều đình nhà Nguyễn đành bỏ thành rút lui.
Ngôi mộ tập thể ốp đá hoa cương của 400 giáo dân “tử đạo” trong nhà lao Biên Hòa năm xưa nay được di dời về tại nghĩa trang mới của giáo xứ Biên Hòa (thuộc phường Tam Hòa, TP. Biên Hòa). Ảnh : Ngọc Quốc
Trước khi rút chạy, triều đình nhà Nguyễn còn ra lệnh cho lính phóng hỏa thiêu rụi nhà lao Biên Hòa. Hàng trăm tiếng gào thét, tiếng la cứu thất thanh của những người bị nhốt vang vọng khắp thành Biên Hòa. Nhưng ngọn lửa hung bạo cháy suốt ngày đêm đã thiêu rụi tất cả, chỉ có 7 người thoát thân được. 400 người chịu “tử đạo”.
Sau khi quân Pháp chiếm được thành Biên Hòa và bình định xong, thì giáo dân Biên Hòa di tản tứ phương do chiến tranh, đã trở về. Dân chúng mới moi tìm trong mớ tro tàn thi hài của những người giáo dân vô tội bị thiêu cháy đen, co quắp, không nhận được dạng, nên đem chôn chung một nấm mồ, tại vị trí chính nơi họ bị thiêu chết.
Đến năm 1875, cha cai quản giáo xứ Biên Hòa người Pháp tên là Louvet (cha Ngôn) mới cho dựng tại nơi chôn một cây bia đá có khắc hình thánh giá để ghi nhớ cuộc thảm sát tàn khốc đó rồi chọn khu đất này làm “nghĩa trang đất thánh”. Địa danh “Mả tù” có từ đây.
Cụ Tư Xanh đang say sưa kể cho tác giả bài viết nghe về sự tích “Mả tù”. Ảnh : Trí Bùi
Dấu tích “Mả tù” xưa
Cụ Nguyễn Văn Xanh (Tư Xanh, 86 tuổi) hiện là thủ từ miếu bà Ngũ Hành ở khu phố 3, phường Quanh Vinh là một trong những người hiếm hoi còn biết rõ về sự tích “Mả tù”. Cụ kể, xung quanh khu vực “Mả tù” ngày ấy cây cối rậm rạp, ít nhà dân sinh sống, mãi đến năm 1954, dân tứ xứ đổ về Biên Hòa hình thành nên cái “xóm mả tù”.
“Dân chúng “xóm mả tù” cứ đồn thổi những câu chuyện tâm linh khó giải thích, như cứ trời chạng vạng tối người dân nghe rõ chén, bát trong bếp nhà mình khua loảng xoảng, nồi niêu treo lắc lư. Hoặc tầm 5 giờ chiều trong xóm thoang thoảng mùi hương rất thơm, người lớn trong xóm thường nhắc trẻ nhỏ không được ngửi hương đó vì nếu ngửi tối sẽ bị “ma tù” dắt đi.
Ông Nguyễn Văn Quang, người quản lý nghĩa trang đang đứng bên mấy hộc đá nhỏ, cho rằng là nơi chứa hài cốt của các giáo dân “tử vì đạo” lúc chưa được quy tập chôn chung thành mộ tập thể. Ảnh : Ngọc Quốc
Còn ai mà nhắc, nói xấu hoặc đùa giỡn quá trớn ở gần ngôi mộ tập thể thì khi ngủ bị quăng vào bụi cây (?). Mãi sau này, người dân mới dựng lên ngôi miếu nhỏ thờ cúng hương hồn cho những con người vô tội, thì những việc chọc phá của người khuất mặt khuất mày cũng hết...”, cụ Tư Xanh kể lại.
Theo cụ Tư Xanh, thật ra khu “Mả tù” không phải là nơi có ngôi mộ tập thể của hơn 400 giáo dân chết cháy năm xưa mà ở đây còn chôn những tù nhân chính trị hay tù thường phạm dưới thời Pháp và Mỹ bị giam ở nhà tù Biên Hòa.
Ông Tư Xanh còn nhớ cha và chú của ông thời đó làm cái việc là kéo xác tù nhân từ nhà tù Biên Hòa ra khu đất “Mả tù” chôn cất. Sau năm 1975, ngoài ngôi mộ tập thể “Mả tù” được giáo xứ Biên Hòa di dời thì tất cả những ngôi mộ còn lại bị người ta san bằng để xây cất nhà cửa.
Theo cụ Tư Xanh, thật ra khu “Mả tù” không phải là nơi có ngôi mộ tập thể của hơn 400 giáo dân chết cháy năm xưa mà ở đây còn chôn những tù nhân chính trị hay tù thường phạm dưới thời Pháp và Mỹ bị giam ở nhà tù Biên Hòa.
Ông Tư Xanh còn nhớ cha và chú của ông thời đó làm cái việc là kéo xác tù nhân từ nhà tù Biên Hòa ra khu đất “Mả tù” chôn cất. Sau năm 1975, ngoài ngôi mộ tập thể “Mả tù” được giáo xứ Biên Hòa di dời thì tất cả những ngôi mộ còn lại bị người ta san bằng để xây cất nhà cửa.
Di tích nhà lao Biên Hòa ngày nay. Ảnh : Trí Bùi
Địa điểm “Mả tù” ngày xưa giờ là một trường tiểu học khang trang. Ảnh : Trí Bùi
Ông Lê Ngọc Quốc, người có nhiều năm nghiên cứu về vùng đất Biên Hòa xưa cho biết, đối chiếu với các bản đồ do người Pháp và Mỹ vẽ thì vị trí “Mả tù” ngày nay là khu đất của một trường tiểu học khang trang tọa lạc trên đường Huỳnh Văn Lũy.
Ngôi mộ tập thể 400 giáo dân được di dời từ năm 1961 về khu nghĩa trang Đất Thánh mới của giáo xứ Biên Hòa ở phường Tam Hòa. Ông Nguyễn Văn Quang, quản lý nghĩa trang giáo xứ Biên Hòa nói rằng, từ năm 1961 khi di dời mộ 400 giáo dân về vị trí mới thì các hài cốt được phân chia chôn vào các hộc nhỏ, kéo dài một hàng dọc. Mãi đến năm 2010, các hài cốt được khai quật lên và làm thủ tục cải táng một lần nữa và lại chôn chung trong một nấm mồ. Điều này thật “bí ẩn” không ai giải thích được lý do.
“Nhắc đến “Mả tù” không phải khơi gợi những chuyện đau thương xưa qua những trang sử buồn mà muốn gởi thông điệp đến cho người đời nay rằng, không có ai và không điều gì bị thời gian vùi lấp và lãng quên cả...”, ông Quang bày tỏ.
Tác giả bài viết: Trí Bùi