“Đồng chí này con đồng chí nào?”
Xin được mượn cái title hài hước ngầm của báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 11/7 để làm bàn về chủ đề này- bổ nhiệm cán bộ trẻ, ở các tỉnh, ban ngành cả nước.
Chỉ có 07 chữ nhưng gói trọn cả một vấn đề nhức nhối… ngầm của xã hội.
Chuyện sẽ chẳng có gì phải nhức nhối ngầm, nếu như cơ chế quản lý xã hội của chúng ta thực sự công khai, minh bạch
Nếu như xã hội ta không có tệ nạn lợi ích nhóm, tham nhũng, hối lộ
Nếu như xã hội ta không có chuyện mua quan bán tước, đi đêm mà chẳng….gặp ma.
Nếu như xã hội ta việc tuyển chọn nhân sự làm quản lý, lãnh đạo lâu nay công bằng, công tâm và khách quan
Nếu như xã hội ta không có hiện tượng quan chức coi thường pháp luật.
Cũng công bằng mà nói, vẫn có những ý kiến bênh vực có vẻ có lý cho những hiện tượng “đồng chí này con của đồng chí nào?”. Rằng, nếu so với những cán bộ già sống lâu lên lão làng, không được đào tạo bài bản, không có sức bật và tư duy trẻ như họ, thì sự chọn lựa họ vẫn là hơn cả.
Hoặc so sánh Việt Nam với các quốc gia văn minh khác như Mỹ, Singapore, rằng ở đó cũng có không ít hiện tượng cha truyền con nối, chồng truyền vợ nối, thì “đồng chí này là con đồng chí nào?” cũng… rứa.
Xin được mượn cái title hài hước ngầm của báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 11/7 để làm bàn về chủ đề này- bổ nhiệm cán bộ trẻ, ở các tỉnh, ban ngành cả nước.
Chỉ có 07 chữ nhưng gói trọn cả một vấn đề nhức nhối… ngầm của xã hội.
Chuyện sẽ chẳng có gì phải nhức nhối ngầm, nếu như cơ chế quản lý xã hội của chúng ta thực sự công khai, minh bạch
Nếu như xã hội ta không có tệ nạn lợi ích nhóm, tham nhũng, hối lộ
Nếu như xã hội ta không có chuyện mua quan bán tước, đi đêm mà chẳng….gặp ma.
Nếu như xã hội ta việc tuyển chọn nhân sự làm quản lý, lãnh đạo lâu nay công bằng, công tâm và khách quan
Nếu như xã hội ta không có hiện tượng quan chức coi thường pháp luật.
Cũng công bằng mà nói, vẫn có những ý kiến bênh vực có vẻ có lý cho những hiện tượng “đồng chí này con của đồng chí nào?”. Rằng, nếu so với những cán bộ già sống lâu lên lão làng, không được đào tạo bài bản, không có sức bật và tư duy trẻ như họ, thì sự chọn lựa họ vẫn là hơn cả.
Hoặc so sánh Việt Nam với các quốc gia văn minh khác như Mỹ, Singapore, rằng ở đó cũng có không ít hiện tượng cha truyền con nối, chồng truyền vợ nối, thì “đồng chí này là con đồng chí nào?” cũng… rứa.
Ở các quốc gia văn minh, tiên tiến, cơ chế tuyển chọn nhân tài của họ rất rõ ràng, sòng phẳng. Ảnh minh họa: vneconomy.
Nhưng những người có ý kiến đó quên mất rằng, trong xã hội này có không ít những người trẻ, đào tạo bài bản, học hành giỏi giang. Nhưng chỉ vì họ không phải là “con của đồng chí nào”, nên cơ hội thăng tiến đã không đến với họ. Như vậy, vẫn là bất công.
Quên mất rằng ở các quốc gia văn minh, tiên tiến, cơ chế tuyển chọn nhân tài của họ rất rõ ràng, sòng phẳng, và cũng phải trầy vi tróc vẩy, những nhân sự tưởng là “cha truyền con nối”, “chồng truyền vợ nối”, thực ra đều là những người rất tài năng, xứng đáng. Nếu không một quốc gia như nước Mỹ với hai trăm năm lập quốc sao lại có một TT da màu, và nay mai, biết đâu, lại có cả một nữ TT đầu tiên?
Sự khác nhau của “gia đình chính trị” của Mỹ, hay Singapore với tính chất “gia đình trị” mà hiện tượng “đồng chí này là con đồng chí nào?”, là khác nhau về bản chất- một môi trường xã hội mà sự tuyển chọn công bằng hay ngược lại, thiếu công bằng mà thôi?
Nhưng sự nhức nhối ngầm trong xã hội, còn là ở chỗ, những thông tin kiểm tra của cơ quan chức năng đều khẳng định, sự bổ nhiệm hay đề bạt đó đều rất đúng quy trình.
Đúng quy trình là nguyên tắc tổ chức cán bộ, để chọn lọc và tìm ra những cán bộ có đức có tài, chả có lỗi gì. Nhưng cái lỗi của đúng quy trình là ở chỗ, nguyên tắc này đã để cho không ít vị lợi dụng, với những nước cờ cao tay, để thực hiện ý đồ cá nhân của lợi ích riêng, lợi ích nhóm.
Vô tình, đúng quy trình trở thành “cái mộc” che chắn cho những hành vi tính toán lợi ích riêng, bất chấp nguyên tắc kín cạnh của công tác tổ chức cán bộ, chọn lọc nhân sự
Gặp nhau hoàng hôn?
Một sự nhức nhối ngầm khác cũng âm ỉ lâu nay trong xã hội, khiến cho dư luận xã hội thì đàm tiếu mà các ĐBQH thì bất bình.
Đó là hiện tượng cứ đến cuối nhiệm kỳ, chuẩn bị nghỉ hưu, một số quan chức ở các bộ, cơ quan ngang bộ, thậm chí chỉ cấp sở, lại thi nhau bổ nhiệm cán bộ ào ạt, ào ạt. Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/7 mới đây, Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga đã phải đề cập đến hiện tượng này.
Người viết bài bỗng nghĩ tới nhạc sĩ Thuận Yến. Khi còn sống, trong nỗi đau chia tay hạnh phúc của đứa con gái yêu, ông đã viết nên ca khúc Chia tay hoàng hôn nổi tiếng, làm nên sự đồng cảm, xúc động của hàng vạn khán giả.
Còn các quan chức chuẩn bị nghỉ hưu, trong nỗi đau sắp chia tay với quyền lực, âm thầm ký tá “ca khúc” Gặp nhau hoàng hôn, mà sự xúc động chắc chỉ có, chỉ có hai người, hai người bên nhau (Bài ca của Núi- nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương)
Dư luận xã hội chưa hề quên trường hợp một Chánh TTCP trước khi nghỉ hưu đã ký quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương cấp vụ). Cấp tập đến mức chỉ trong hai ngày, ông ký bổ nhiệm 26 người.
Người kế nhiệm ông TTCP này, trước khi nghỉ hưu cũng ký quyết định bổ nhiệm 35 trường hơp, trong đó 11 trường hợp cấp vụ, 24 trường hợp cấp phòng.
Rồi ông giám đốc một sở nọ cũng vậy. Ký tá một lúc cho 20 nhân sự làm quản lý.
Nhờ gặp nhau hoàng hôn của các quan chức sắp nghỉ hưu mà bình minh.... quyền lực đã mở ra cho rất nhiều người.
Có một điều lạ, cũng giống như hiện tượng “đồng chí này là con đồng chí nào?”, việc bổ nhiệm cấp tập sau gặp nhau hoàng hôn đó, cũng khiến dư luận nhức nhối bởi kết luận của các cơ quan chức năng cuối cùng vẫn là rất đúng quy trình.
Cho dù không phải vụ gặp nhau hoàng hôn nào cũng… trót lọt. Ví như việc ông Phó Giám đốc một sở khác ký một lúc gần 30 quyết định vừa bổ nhiệm, điều động, vừa luân chuyển, bố trí cán bộ sai quy định, thủ tục. Trước áp lực dư luận, kết hợp đơn tố cáo, sở này phải ra quyết định hủy ... quyết định của ông quan chức này.
Nhưng tiếc thay, đúng quy trình vẫn là nguyên tắc, khái niệm đang bị lợi dụng, hoặc được lấy làm mộc che chắn cho những hành vi của những lợi ích nhóm. Điều đáng buồn nữa, tất cả những người trong cuộc và cả ngoài cuộc, ai cũng hiểu nhưng đều giả vờ làm như… không hiểu.
Sự giả vờ không hiểu là thứ đạo đức nguy hiểm. Bởi vô tình, vì bất cứ lý do gì, nó là “tòng phạm” che chở cho những hành vi sai trái. Hoặc sự hãi sợ vô thức của nó làm cho những hành vi sai trái càng… không biết sợ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài nói ngày 29/12 tại Kỳ họp Hội đồng Chính phủ cuối năm 1966 đã nhắn nhủ: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên" (Văn hóa Nghệ An, ngày 16/5/2011)
Hai hiện tượng- bổ nhiệm kiểu "đồng chí này là con đồng chí nào?", hoặc gặp nhau hoàng hôn- đều giống nhau ở một hệ lụy. Đó là không chỉ làm cho chất lượng bộ máy công chức có vấn đề, mà quan trọng hơn, niềm tin của cán bộ, công chức, và của ngay người dân cũng.... thất lạc.
Đúng quy trình nhưng rất dở về phẩm cách
Nước Việt chưa giầu, vậy lòng dân trước những hiện tượng bất công nhưng rất đúng quy trình, liệu có yên không?
Tác giả bài viết: Kỳ Duyên