Pháp luật

Xã hội hóa làm đường giao thông: Cách làm hay ở Đô Lương

Do ngân sách khó khăn, vì vậy nhiều tuyến đường ở các địa phương hiện đang xuống cấp trầm trọng. Trong khi hầu hết các tuyến đường hư hỏng phải chờ nguồn ngân sách từ nhà nước mới có thể sửa chữa thì việc huyện Đô Lương vận động xã hội hóa để thực hiện là một cách làm đáng để học tập.

Cách UBND xã Đại Sơn không xa là chợ Ú – chợ buôn bán trâu bò được coi lớn nhất Đông Nam Á này mỗi tháng họp 6 phiên. Vào những ngày diễn ra phiên chợ, hàng trăm phương tiện trọng tải lớn chen chúc, đi lại dày đặc trên tuyến đường Khuôn – Đại Sơn.

Cũng ngay trước mặt trụ sở UBND xã Đại Sơn, vì lưu lượng phương tiện qua lại nhiều nên đoạn đường này bị xuống cấp lâu nay. Kinh phí địa phương cũng chỉ đủ mua bột đá phủ lại mặt đường và cứ sau mỗi trận mưa, đường lại nhão nhoét, thành vũng.

Tuyến đường ngập tràn vũng nước, ổ gà...


Theo anh Hoàng Văn Đại - lái xe tại đây: Đường này xấu lắm nên chúng tôi lái xe rất vất vả.

Đó là câu chuyện cách đây đã hơn 1 tháng. Bây giờ không chỉ đoạn trước UBND xã Đại Sơn mà hầu hết những điểm xuống cấp, mặt đường ổ voi, ổ gà trên tuyến Khuôn – Đại Sơn mà đặc biệt đoạn đường huyện từ xã Thượng Sơn đến hết địa phại xã Đại Sơn gần 12km đã được khắc phục, sửa chữa.

Điều đáng nói, trong kinh phí khoảng 900 triệu bỏ ra sửa chữa con đường, doanh nghiệp khai thác trên tuyến đóng góp 1/3. Nhân dân rất phấn khởi khi được đi lại trên con đường an toàn hơn.

Chị Nguyễn Thị Hồng - xóm 6, xã Đại Sơn, huyện Đô Lương cho biết: Ngày xưa đường lầy lắm, vũng nước, ổ gà nhiều. Nhưng giờ được sửa lại rồi thì người dân chúng tôi đi lại thuận tiện hơn. Chúng tôi còn muốn làm dài hơn nữa lên tận trên.

Theo ông Ngọc Kim Nam - Chủ tịch UBND huyện Đô Lương: Tuyến đường này xe buýt Khanh Quỳnh đã thực hiện xã hội hóa và làm đây là lần đầu tiên. Và sắp tới, những tuyến đường dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chúng tôi cũng thực hiện xã hội hóa.

...Nay đã được sửa sang an toàn


Hiệu quả bước đầu từ việc kêu gọi doanh nghiệp cùng thực hiện chủ trương xã hội hóa nâng cấp, sửa chữa đường giao thông tuyến Khuôn, Đại Sơn là cơ sở để huyện Đô Lương tiếp tục áp dụng cách làm này trên những tuyến đường khác do huyện quản lý. Tuy vậy, để kinh phí nhà nước và doanh nghiệp bỏ ra thực sự phát huy hiệu quả thì các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác quản lý, hạn chế tối đa tình trạng xe quá tải lưu thông trên đường. Tránh tình trạng đường vừa sử xong lại tiếp tục hư hỏng.

Ông Lê Văn Khanh - giám đốc DNTN Khanh Quỳnh: Với lưu lượng xe càng ngày hoạt động tuyến đường này càng lớn, mà xe quá khổ quá tải cũng nhiều. Tôi cũng muốn đề nghị các cấp có can thiệp để cho đường đảm bảo được lâu hơn.

Thực tế, việc huy động xã hội hóa trên tuyến đường Khuôn - Đại Sơn đã cơ bản khắc phục được tình trạng xuống cấp của mặt đường. Tuy vậy, do nguồn vốn nhỏ nên việc nâng cấp, sửa chữa chưa đồng bộ như lề đường vẫn chưa được khắc phục dẫn tới vẫn nhiều hố, vũng trên đường, hạn chế công năng tuyến đường.

Một nguồn lực đủ mạnh để nâng cấp sửa chữa tuyến đường sẽ không chỉ chấm dứt tình trạng đầu tư nhỏ giọt, không hiệu quả mà kinh tế, xã hội vùng cũng có điều kiện thay đổi nhanh chóng hơn.

Tác giả bài viết: Xuân Hướng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP