Từ đây đến cuối năm 2016, U16 Nhật Bản có lịch trình tập luyện, thi đấu giao hữu để chuẩn bị cho một giải đấu lớn, rất giống với Tuyển Việt Nam. Dù hai đội tuyển rất khác biệt về lệch độ tuổi, kinh nghiệm thi đấu cũng như cách tuyển quân, nhưng trong ngắn ngày tập huấn ở Việt Nam, U16 Nhật Bản đã để lại một bài học cho bóng đá Việt Nam nói chung.
Sau trận thắng đậm đà 4-1 trước U16 HAGL, khi được hỏi về việc có sợ bị "lộ bài" không khi mà lịch đá giao hữu khá dày trước thềm VCK U16 châu Á cuối tháng 9 tới, giải đấu mà U16 Việt Nam cũng nằm chung bảng với U16 Nhật Bản, HLV trưởng U16 Nhật Bản - Moriyama Yoshiro thắng thắn nói:
"Thực sự thì chúng tôi chỉ mới đạt được khoảng 70% sức mạnh. Chủ yếu là vì lí do khách quan như chấn thương và thể lực không đảm bảo của các cầu thủ. Tuy nhiên, bóng đá Nhật Bản không có ý nghĩa giấu bài hay sợ bị lộ bài gì cả. Chúng tôi mà giấu bài là tự hại chính mình. Bóng đá Nhật Bản không có khái niệm đó. Các cầu thủ ra sân thuộc bài cũ xong học tiếp bài mới".
Sau trận thắng đậm đà 4-1 trước U16 HAGL, khi được hỏi về việc có sợ bị "lộ bài" không khi mà lịch đá giao hữu khá dày trước thềm VCK U16 châu Á cuối tháng 9 tới, giải đấu mà U16 Việt Nam cũng nằm chung bảng với U16 Nhật Bản, HLV trưởng U16 Nhật Bản - Moriyama Yoshiro thắng thắn nói:
"Thực sự thì chúng tôi chỉ mới đạt được khoảng 70% sức mạnh. Chủ yếu là vì lí do khách quan như chấn thương và thể lực không đảm bảo của các cầu thủ. Tuy nhiên, bóng đá Nhật Bản không có ý nghĩa giấu bài hay sợ bị lộ bài gì cả. Chúng tôi mà giấu bài là tự hại chính mình. Bóng đá Nhật Bản không có khái niệm đó. Các cầu thủ ra sân thuộc bài cũ xong học tiếp bài mới".
Đội tuyển Việt Nam về nước khá lặng lẽ sau ngôi vô địch từ một giải đấu giao hữu (Ảnh: Hoàng Tùng)
Những phát biểu từ HLV trưởng của U16 Nhật Bản diễn ra ngay trong ngày Tuyển Việt Nam về nước với chức vô địch giải đấu giao hữu Aya Bank Cup 2016. Trái với sự hân hoan, tâng bốc với những lời khen ngợi... trước khi vô địch, đoàn quân dưới trướng HLV Hữu Thắng bị đặt dấu hỏi về chuyện "mừng mà lo" hay "sợ lắm kiểu mồi thử kêu vang, nhưng đốt thật thì xịt". Chủ yếu do Tuyển Việt Nam hầu như chưa thử nghiệm được nhiều phương án nhân sự mới.
Vì thế, câu chuyện "cầu thủ ra sân thuộc bài cũ xong học tiếp bài mới" từ U16 Nhật Bản, chắc hẳn là bài học tốt không chỉ cho riêng Tuyển Việt Nam, các lứa Đội tuyển khác, mà còn là cho những ai đang quan tâm sâu sát đến bóng đá Việt Nam.
Đừng mơ mộng hay toan tính gì cả. Hãy cứ làm những điều tốt nhất mà mình đã chọn, giấc mơ sẽ tự khắc đến.
Kubo Takefusa (số 12) đang là 'của độc' của bóng đá Nhật Bản (Ảnh: Quang Thịnh)
Ngoài ra, đội bóng trẻ đến từ nền bóng đá số một châu Á còn để lại cho bóng đá Việt Nam, kinh nghiệm "bảo vệ" các tài năng xuất chúng. Các vị trí lãnh đạo U16 Nhật Bản luôn cởi mở chia sẻ về cầu thủ được mệnh danh "Messi Nhật Bản" là Kubo Takefusa.
Như việc HLV trưởng Moriyama Yoshiro nói rằng: "Số 12 Kubo Takefusa là "của độc" của bóng đá Nhật Bản. Về chuyên môn, cậu ấy có tố chất của một cầu thủ có khả năng định đoạt số phận trận đấu với chỉ một khoảnh khắc". Hay ngay cả HLV Guillaume Greachen cũng dành nhiều lời khen ngợi cầu thủ mà ông chỉ cần bật... youtube là có đủ băng ghi hình để tìm hiểu trước.
Tuy nhiên, HLV trưởng Moriyama cũng như Trưởng đoàn U16 Nhật Bản đều chỉ nói ngắn gọn như trên và từ chối mọi yêu cầu tiếp xúc riêng hoặc phỏng vấn nhanh cầu thủ này từ phía truyền thông, với lí do: "Chúng tôi muốn cậu bé có vị thế bình đẳng với tất cả các thành viên còn lại. Cậu ấy vẫn còn phải rèn giũa nhiều hơn nữa mới có thể trở thành cầu thủ đủ giỏi".
Tác giả bài viết: Hoàng Tùng