Du lịch

Thưởng thức 5 đặc sản trứ danh Cao Bằng, nhắc tên đã thấy thèm muốn ăn thử

Đây đều là những món ăn vô cùng bình dân nhưng lại mang những nét văn hóa ẩm thực của người dân Cao Bằng.

Bánh áp chao

Bánh áp chào có bề ngoài gần giống với bánh rán nhưng phần nhân được chế biến từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán vẫn thường làm.

Vỏ bánh được làm từ gạo nếp, gạo tẻ và một chút đỗ tương xay nhuyễn làm thành bột dẻo quánh. Thịt vịt được lược hết da, tách thành những miếng nhỏ, mỏng được tẩm ướp da vị trước. Sau đó người ra bỏ một lớp bột vào khuôn hoa, bỏ nhân thịt lên trên thêm một lớp bọc phía trên nữa để bọc nhân lại cho đi chiên rán.

Bánh thơm, vỏ bột bên ngoài giòn tan, bên trong mềm có vị ngậy của thịt. Bánh được ăn cùng với nộm đu đủ bào sợi mỏng. Vị ngậy quyện với vị chua ngọt tạo thành sức hấp dẫn khó cưỡng lại.

Vịt quay 7 vị

Món ăn này được gọi là vịt quay 7 vị bởi vì người dân Cao Bằng đã dùng 7 loại gia vị khác nhau để tẩm ướp thịt vịt. Vịt quay chín với lớp da màu vàng mật hấp dẫn, thịt chắc và không bị bở và cũng không bị dai.

Bên trong từng miếng vịt quay là mùi hương ngai ngái như mùi lá non, có chút đắng nhẹ nhưng càng ăn càng thấy ngọt thịt. Điều đó là do sự tẩm ướp độc đáo 7 loại gia vị trong bụng vịt. Du khách ăn qua món này đều đoán rằng hẳn trong 7 loại gia vị ấy có rất nhiều vị của rễ, lá cây mang từ rừng về.

Bánh trứng kiến

Món ăn truyền thống đặc sắc ở Cao Bằng tiếp theo phải kể tới đó chính là bánh trứng kiến. Đặc sản này nếu bạn muốn ăn thì cần phải chọn thời điểm khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm bởi thời gian này kiến đẻ trứng nhiều và trứng kiến cũng ngon hơn. Bánh trứng kiến được làm từ bột gạo nếp, trứng kiến đen và lá cây vả. Khi ăn bánh trứng kiến bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo ngon của gạo nếp, thơm bùi lại béo của bánh trứng kiến và lá vả.

Phở chua

Phở chua Cao Bằng là dạng phở khô nên các nguyên liệu đều được chế biến riêng, khi ăn thì trộn vào chứ không nấu chung như một số loại phở khác.

Nguyên liệu để làm nên món phở chua bao gồm: thịt ba chỉ cắt nhỏ rán vàng giòn, khoai sọ đem cắt sợi và chiên giòn, gan lợn và dạ dày lợn được làm sạch và cắt qua sau đó mang đi rán, lạp xưởng cũng được mang đi rán, thịt vịt được tẩm ướp nhiều loại gia vị khác nhau cùng lá mắc mật sau đó mang đi quay cho đến khi vàng giòn, thơm phức. Nước dùng là một thứ không thể thiếu của món Phở Chua, người ta phá chế bằng chính nước da vị trong bụng của vịt được quanh chung với là móc mật, phi thơm hành, tỏi cho thêm giấm chua, nước mắm cùng một chút bột năng khuấy đều cho đến khi sốt sánh lại.

Thực khách thưởng thức phở chua sẽ bỏ hết các nguyên liệu đã được chế biến vào tô sau đó rưới nước dùng vào trộn đều. Có thể ăn kèm với rau thơm, húng quế, rau muống, kinh giới… vắt thêm chanh, ớt để tô phở được đậm đà tròn vị hơn.

Bánh cuốn

Bánh cuốn có lẽ là món ăn đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta nhưng người dân Cao Bằng lại có cách thưởng thức bánh rất riêng và độc đáo hơn các vùng khác. Bánh cuốn tại đây được chấm với nước dùng ninh từ xương chứ không ăn với nước mắm như người Hà Nội. Có lẽ cũng vì thế mà một số người gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh canh.

Nước canh được ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, cho thêm một ít thịt băm nhuyễn và một chút hành hoa mỡ trông thật ngon miệng. Hấp dẫn hơn cả vẫn là bánh cuốn trứng nóng hổi. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt từ xương hòa quyện cùng vị dai của bánh trong nước dùng cùng hương thơm của hành và thịt bằm.

Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP