Mục đích của việc bố trí giếng trời để lấy ánh sáng, hay lưu thông không vào trong nhà nhằm cân bằng âm dương. Bố trí giếng trời ở khoảng chính giữa giúp kích hoạt luồng khí. |
Vị trí đặt giếng trời tốt nhất tại trung tâm mặt bằng ngôi nhà là khu vực thuộc hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng - Thủy giáng - Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển - Kim ấn - Thổ trung dung. |
Ngoài ra, cũng có những trường hợp nhà của gia chủ bị vát hoặc bị xiên. Thiết kế giếng trời ở những góc bị xiên đó để sửa chữa được góc khuyết này. Nên đặt giếng trời ở những cung như Tài lộc, Thiên mạng. Tránh đặt ở hướng Bắc của ngôi nhà. |
Giếng trời đúng phong thủy khi kết hợp với tiểu cảnh hoặc bể cá tạo cảm giác gần gũi với thiên, giúp căn nhà có được một khu vực điều hòa thông thoáng, dễ chịu tạo ra luồng sinh khí tốt cho cho gia chủ. |
Giếng trời phải có mái che phù hợp, dùng kính cường lực kết hợp khung inox bảo vệ để vừa che mưa mà vẫn lấy sáng tốt, thông thoáng, đảm bảo độ an toàn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tấm che bằng vật liệu polyme, thuận tiện để tạo hình mái cong, mái vòm, kim tự tháp. |
Trong khi đó, giếng trời trong chung cư là một khoảng không gian thông theo phương đứng từ nền đến mái. Các căn hộ trong chung cư được xây chung trong một khối. Do đó, ánh sáng phân bổ không đều nên bố trí giếng trời sẽ giúp ánh sáng được phân bố đều cũng như không khí được lưu thông tốt hơn. |
Một khu chung cư có nhiều người ở với nhiều cung mệnh. Theo phong thủy, hành Thổ là hành có thể trung hòa với các hành khác, vì vậy rất thích hợp để đặt giếng trời kết hợp với tiểu cảnh phía dưới có thể là cây cảnh hoặc suối nước có Mộc và Thủy tương sinh. |
Tác giả: Hà Hằng
Nguồn tin: petrotimes.vn