Ngày 5/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Hồng Anh (SN 1974, tức Lisa Nguyễn), nguyên TGĐ công ty Cascon ra xét xử tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, vào đầu năm 2015, TAND TP Hà Nội đã tuyên bị cáo Hồng Anh 17 năm tù.
Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm sau đó, TAND cấp cao tại Hà Nội đã quyết định hủy bản án sơ thẩm để làm rõ một số vấn đề liên quan. Đến ngày 5/4, phiên tòa sơ thẩm được mở lại.
Theo cáo buộc, công ty Cascon - tiền thân là công ty liên doanh container Vinashin - TGC (VTC), có ngành nghề sản xuất, kinh doanh các loại container đạt tiêu chuẩn quốc tế và kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
Vinashin góp 55% vốn trong công ty này, do Nguyễn Hồng Anh (cổ đông 15% vốn) giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Để có vốn lưu động sản xuất cho công ty, Nguyễn Hồng Anh đã ký 2 hợp đồng tín dụng vay vốn của công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFC). VFC đã giải ngân cho công ty VTC hơn 199 tỷ đồng và hơn 3,2 triệu USD.
Các hợp đồng này đều hết hạn và đã được công ty VFC gia hạn lần cuối đến ngày 31/12/2010. Ngoài ra, công ty VTC còn vay vốn dài hạn của công ty VFC số tiền 30 tỷ đồng.
Để đảm bảo vốn vay, công ty VFC và Công ty VTC ký hợp đồng thế chấp tài sản với tài sản thế chấp là kho thép cuộn, container để bán cho Công ty Vận tải biển Nam Triệu (Nasicoship) và công ty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương (Vinashinlines). Trị giá tài sản thế chấp là hơn 153 tỷ đồng.
Do vay vốn của các tổ chức tín dụng rất khó khăn, vì vậy, để có vốn sản xuất kinh doanh, bà Hồng Anh làm tờ trình gửi HĐQT Công ty VTC, đề nghị cho bán hàng tồn kho, trong đó có tài sản thế chấp cho VFC với lý do- nếu để lâu, tài sản sẽ bị han gỉ, kém chất lượng, giảm giá.
Ngày 20/3/2010, HĐQT nhất trí phê duyệt về chủ trương, phương án bán hàng tồn kho và giao TGĐ Hồng Anh làm việc với VFC để được sử dụng khoản tài chính này và tổ chức triển khai thực hiện.
Sau khi làm việc với Hồng Anh, phía VFC đồng ý để VTC bán tài sản thế chấp với điều kiện- toàn bộ số tiền bán được trả cho VFC.
Tuy nhiên, sau khi bán được số tài sản trên, bà Tổng giám đốc chỉ trả cho VFC 10 tỷ đồng, số tiền còn lại là hơn 28 tỷ đồng, bà Hồng Anh chi trả cho việc sản xuất kinh doanh của công ty mình.
Hành vi của bà Hồng Anh bị xác định đã gây thiệt hại cho VFC hơn 32 tỷ đồng.
Bị đưa ra xét xử lần này, bị cáo Hồng Anh khóc nức nở và nói nhảm. Bà ta cho rằng, vào nửa đêm, có tiếng gọi trong đầu bảo bà ta phải im lặng...
Ở phần kiểm trả căn cước, nguyên TGĐ thậm chí còn không thể nhớ được địa chỉ nhà mình.
Sau thời gian hội ý, HĐXX đã quyết định cho hoãn phiên tòa với lý do, sức khỏe bị cáo không ổn định.
Trước đó, vào đầu năm 2015, TAND TP Hà Nội đã tuyên bị cáo Hồng Anh 17 năm tù.
Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm sau đó, TAND cấp cao tại Hà Nội đã quyết định hủy bản án sơ thẩm để làm rõ một số vấn đề liên quan. Đến ngày 5/4, phiên tòa sơ thẩm được mở lại.
Theo cáo buộc, công ty Cascon - tiền thân là công ty liên doanh container Vinashin - TGC (VTC), có ngành nghề sản xuất, kinh doanh các loại container đạt tiêu chuẩn quốc tế và kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
Vinashin góp 55% vốn trong công ty này, do Nguyễn Hồng Anh (cổ đông 15% vốn) giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Để có vốn lưu động sản xuất cho công ty, Nguyễn Hồng Anh đã ký 2 hợp đồng tín dụng vay vốn của công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFC). VFC đã giải ngân cho công ty VTC hơn 199 tỷ đồng và hơn 3,2 triệu USD.
Các hợp đồng này đều hết hạn và đã được công ty VFC gia hạn lần cuối đến ngày 31/12/2010. Ngoài ra, công ty VTC còn vay vốn dài hạn của công ty VFC số tiền 30 tỷ đồng.
Để đảm bảo vốn vay, công ty VFC và Công ty VTC ký hợp đồng thế chấp tài sản với tài sản thế chấp là kho thép cuộn, container để bán cho Công ty Vận tải biển Nam Triệu (Nasicoship) và công ty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương (Vinashinlines). Trị giá tài sản thế chấp là hơn 153 tỷ đồng.
Do vay vốn của các tổ chức tín dụng rất khó khăn, vì vậy, để có vốn sản xuất kinh doanh, bà Hồng Anh làm tờ trình gửi HĐQT Công ty VTC, đề nghị cho bán hàng tồn kho, trong đó có tài sản thế chấp cho VFC với lý do- nếu để lâu, tài sản sẽ bị han gỉ, kém chất lượng, giảm giá.
Ngày 20/3/2010, HĐQT nhất trí phê duyệt về chủ trương, phương án bán hàng tồn kho và giao TGĐ Hồng Anh làm việc với VFC để được sử dụng khoản tài chính này và tổ chức triển khai thực hiện.
Sau khi làm việc với Hồng Anh, phía VFC đồng ý để VTC bán tài sản thế chấp với điều kiện- toàn bộ số tiền bán được trả cho VFC.
Tuy nhiên, sau khi bán được số tài sản trên, bà Tổng giám đốc chỉ trả cho VFC 10 tỷ đồng, số tiền còn lại là hơn 28 tỷ đồng, bà Hồng Anh chi trả cho việc sản xuất kinh doanh của công ty mình.
Hành vi của bà Hồng Anh bị xác định đã gây thiệt hại cho VFC hơn 32 tỷ đồng.
Bị đưa ra xét xử lần này, bị cáo Hồng Anh khóc nức nở và nói nhảm. Bà ta cho rằng, vào nửa đêm, có tiếng gọi trong đầu bảo bà ta phải im lặng...
Ở phần kiểm trả căn cước, nguyên TGĐ thậm chí còn không thể nhớ được địa chỉ nhà mình.
Sau thời gian hội ý, HĐXX đã quyết định cho hoãn phiên tòa với lý do, sức khỏe bị cáo không ổn định.
Tác giả bài viết: T.Nhung
Nguồn tin: