Kinh tế

Nợ là một vấn đề mãn tính

Các chuyên gia cho hay, nợ là một bài toán nan giải bởi các biện pháp giải quyết vấn đề này đều có thể gây ra vấn đề khác cho nền kinh tế.

Mức nợ tăng chóng mặt tại các nước giàu có từ năm 1982 đến 2007. Khi khủng hoảng tài chính ở Mỹ xảy ra, những lo lắng về khả năng của người vay trả nợ hoặc tái cấp vốn là nguyên nhân gây ra cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất kể từ năm 1930.

Theo The Economist, điều nguy hiểm là khi những người vay thuộc khu vực tư nhân tranh giành để giảm các khoản nợ của họ. Sự thu hẹp tín dụng có thể đẩy thế giới vào suy thoái. May mắn là hậu quả đã bị ngăn chặn.

Đầu tiên, chính phủ của các quốc gia giàu có cho phép những khoản nợ của họ tăng lên, bù đắp cho sự sụt giảm trong nợ tư nhân. Bên cạnh đó, các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, tiếp tục đi vay. Vì vậy, giá trình giảm nợ toàn cầu sẽ không xảy ra.

Các ngân hàng trung ương cũng vào cuộc, giảm lãi suất xuống 0% hoặc dưới 0%. Dù lãi suất chính sách thấp hơn không luôn dẫn đến chi phí đi vay rẻ hơn (như tại Hy Lạp), chi phí nợ dịch vụ cũng giảm tại các nước phát triển nhất.

Dù chính sách lãi suất thấp không luôn luôn dẫn đến chi phí đi vay rẻ hơn (tại Hy Lạp là một ví dụ), chi phí dịch vụ nợ giảm tại các nước phát triển nhất.

Các khoản nợ của Trung Quốc chủ yếu nằm trong nước chứ không phân tán rộng rãi trong các danh mục đầu tư của ngân hàng quốc tế, quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm. Ảnh: Reuters


Tuy nhiên, Manoj Pradhan, một chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley, cho hay, dù phương pháp này giúp ngăn chặn thảm kịch, nó vẫn không giúp thế giới thoát khỏi những vấn đề. Các ngân hàng trung ương không dám đẩy lãi suất lên cao quá nhanh vì sợ gây ra một cuộc khủng hoảng khác; do đó, các quốc gia phát triển dường như mắc kẹt với tình trạng lãi suất thấp và tăng trưởng chậm.

Đây là "căn bệnh" mãn tính, không phải cấp tính. Pradhan tính toán rằng, một cuộc khủng hoảng toàn cầu được tạo ra bởi 3 yếu tố. Đầu tiên, những tài sản được cấp tiền bằng cách vay nợ sẽ cần giảm mạnh về giá hoặc xác nhận là phi kinh tế. Thứ 2, con nợ tập trung trong các nền kinh tế lớn. Cuối cùng, các nhà đầu tư toàn cầu phải tiếp xúc nhiều với các khoản nợ có vấn đề. Tất cả những yếu tố này từng xảy ra trong năm 2007 - 2008, khi nợ tín dụng nhà ở chuyển biến xấu, nâng cao nghi ngờ về sức khoẻ của hệ thống ngân hàng phương Tây.

Lần này, các con nợ đến từ những nơi khác nhau. Một số là chính phủ của những thị trường mới nổi và các nhà sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, trừ Trung Quốc, không bên nào trong số đó đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Và các khoản nợ của Trung Quốc chủ yếu nằm trong nước chứ không phân tán rộng rãi trong các danh mục đầu tư của ngân hàng quốc tế, quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm.

Hơn nữa, các quốc gia giàu có đóng vai trò quan trọng và nợ chính phủ của họ chủ yếu ở các danh mục tổ chức. Nếu Trump trở thành tổng thống Mỹ và theo đuổi các tuyên bố khó hiểu của ông về việc mua lại trái phiếu chính phủ với mức giá “chiết khấu”, một cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra. Trong trường hợp không có biến động lớn như vậy, và với sự hỗ trợ của các ngân hàng trung ương, các chính phủ đã vay bằng tiền tệ của riêng họ có thể không phải đối mặt với vấn đề sắp xảy ra.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc thoát khỏi các khoản nợ sẽ dễ dàng. Nợ đã "phình lên" nhưng các ngân hàng trung ương vẫn đang đấu tranh với mục tiêu lạm phát hiện nay. Vẫn chưa rõ liệu các chính phủ sẽ sẵn sàng chịu đựng tỷ lệ lạm phát cao cần thiết để giảm giá trị thực của các khoản nợ hay không, ngay cả khi các ngân hàng trung ương có thể tìm ra cách tạo ra nó. Xoá nợ có vẻ là một ý hay trong lý thuyết. Tuy nhiên, động thái này có thể làm tê liệt các ngành tài chính, tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn.

Ngân hàng Morgan Stanley đưa ra một số gợi ý. Một là thay thế nợ với vốn như vốn cổ phần. Trong lĩnh vực công, chính phủ có thể phát hành trái phiếu liên kết với GDP, giống như nợ liên kết với lạm phát. Họ cũng có thể phát hành nợ không thể cứu vãn hoặc “công trái hợp nhất”, thứ loại bỏ nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tái cấp vốn.

Trong lĩnh vực tư nhân, cân bằng việc xử lý thuế của chủ sở hữu và nợ sẽ là một ý tưởng tốt dù khá khó để thực hiện. Tạo ra “các khoản thế chấp được chia sẻ có trách nhiệm”, trong đó người cho vay lấy cổ phần trong các ngôi nhà mà họ cấp tiền, sẽ làm cho người đi vay ít có nguy cơ tổn thương khi giá nhà giảm.

Tất cả những ý tưởng này dường như hợp lý. Tuy nhiên, chúng có thể chỉ được áp dụng đối với khoản nợ mới, không phải với những gì đã tích tụ trước đó. Vì vậy, chúng chỉ hữu ích đối với thời hạn dài. Cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu tiếp theo gần như sẽ xảy ra trước khi những ý tưởng này trở nên phổ biến.

Tác giả bài viết: Kim Ngân

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP